Khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh doanh quốc tế không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng, các bên có thể dựa vào các điều ước quốc tế về kinh doanh thương mại.
Một khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh doanh quốc tế mà vấn đề liên quan đến tranh chấp không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng có thể dựa vào các điều ước quốc tế về kinh doanh thương mại.
1. Khái niệm điều ước quốc tế về thương mại
Điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản được các quốc gia (hoặc các chủ thể khác của Công pháp quốc tế) ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế.
Khoản 1, Điều 2 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 quy định:
“1. Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.”
2. Phân loại
Điều ước quốc tế về thương mại có thể được chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ trên các tiêu chí khác nhau.
Xét về chủ thể ký kết, điều ước quốc tế về thương mại có thể phân thành hai loại là điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa phương.
Căn cứ vào tính chất pháp lý của điều ước quốc tế về thương mại có thể chia ra làn hai loại:
Loại thứ nhất đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh quốc tế. Những điều ước quốc tế này có thể là song phương như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, có thể là đa phương như Hiệp định GATT, GATS trong khuôn khổ WTO. Những điều ước quốc tế này không điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của các bên trong hợp đồng kinh doanh quốc tế mà chỉ nêu những nguyên tắc pháp lý có tính chất chỉ đạo như nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc… Loại điều ước này chỉ điều chỉnh gián tiếp các hợp đồng kinh doanh quốc tế, tuy vậy, chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví dụ, việc hai quốc gia ký kết hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ tạo điều kiện thúc đẩy việc các nhà đầu tư của hai quốc gia tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư và ký kết các hợp đồng đầu tư như
Loại điều ước quốc tế thứ hai là những điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ, và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế. Loại điều ước quốc tế này có vai trò giúp các bên có thể giải quyết được tranh chấp cụ thể đã phát sinh từ hợp đồng ký kết. Ví dụ,
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Với ý nghĩa là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng kinh doanh quốc tế, vai trò của hai loại điều ước quốc tế về thương mại nói trên phụ thuộc vào giá trị pháp lý của chúng đối với hợp đồng kinh doanh quốc tế.
Đối với những điều ước quốc tế mà quốc gia của các bên ký kết hợp đồng đã ký kết hoặc đã thừa nhận thì chúng có giá trị bắt buộc đối với hợp đồng kinh doanh quốc tế. Những điều ước quốc tế này là nguồn luật đương nhiên, các bên ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế có thể áp dụng nguồn luật này mà không cần có sự thỏa thuận riêng nào trong hợp đồng. Lúc này, điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn các quy định của pháp luật Việt Nam (nguyên tắc Pacta Sunt Servanda buộc các quốc gia phải tuân thủ các thỏa thuận, cam kết trong các điều ước quốc tế). Khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định:
“Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Đối với các điều ước quốc tế mà quốc gia của một bên hoặc của các bên trong hợp đồng chưa ký kết hoặc thừa nhận thì các điều ước quốc tế này chỉ có tính chất tham khảo đối với các bên trong hợp đồng. Các điều ước này chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng khi các bên thỏa thuận áp dụng chúng trong hợp đồng.