Để giải quyết những hành vi vi phạm về cạnh tranh thì điều tra vụ việc là giai đoạn đầu tiên, vô cùng quan trọng để có căn cứ thực hiện giai đoạn xử lý vụ việc. Vậy, Điều tra vụ việc cạnh tranh theo thủ tục tố tụng cạnh tranh được diễn ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hiểu biết chung về điều tra tố tụng cạnh tranh:
1.1. Điều tra tố tụng cạnh tranh thuộc giai đoạn nào trong tố tụng cạnh tranh?
Thuật ngữ tố tụng cạnh tranh được sử dụng để chỉ hoạt động điều tra, xử lý những vụ việc cạnh tranh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan này khi tiếp nhận khiếu nại của các cá nhân, tổ chức thì có trách nhiệm giải quyết quyết định đưa xử lý vụ việc cạnh tranh theo đúng trình tự, thủ tục tại
Theo pháp luật hiện hành, thủ tục tố tụng cạnh tranh sẽ được diễn ra bởi 3 giai đoạn cơ bản dưới đây:
Giai đoạn 1: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh;
Giai đoạn 2: Sau khi đã đảm bảo về thời gian điều tra vụ việc tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh theo đúng trình tự;
Giai đoạn 3: Đó là tiến hành giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Như vậy, điều tra vụ việc cạnh tranh là giai đoạn khởi đầu trong tố tụng cạnh tranh. Cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ áp dụng các chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để tìm hiểu rõ được hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, xác minh chính xác đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh. Giai đoạn điều tra vụ việc cạnh tranh được bắt đầu bằng quyết định điều tra dựa trên việc cập nhật các thông tin hoặc nhận
1.2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có chức năng gì?
Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh được thành lập và được giao quyền hạn, chức năng trong việc điều tra vụ việc cạnh tranh. Căn cứ theo Điều 50
– Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc Ủy ban cạnh tranh quốc gia giữ chức năng điều tra các hành vi vi phạm quy định tại Luật cạnh tranh đã ghi nhận;
– Khi tiếp nhận chức năng điều tra này, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ được ghi nhận quyền hạn và nhiệm vụ dưới đây:
+ Cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận, thu thập tất cả các thông tin để nhằm phát hiện những cơ quan tổ chức có hành vi hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh; + Khi tiếp nhận được thông tin thì tiến hành tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh để thời ngăn chặn và xử lý giải quyết vấn đề;
+ Trong quá trình điều tra mà có áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan này cũng có quyền kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp được áp dụng trong điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh;
+ Khi tiến hành điều tra với những vụ việc cạnh tranh, cơ quan này thực hiện các biện pháp nghiệp vụ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo thời gian điều tra diễn ra nhanh chóng;
+ Cơ quan điều tra nằm trong sự quản lý của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia, nên cũng phải tuân theo những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia giao phó.
Đồng thời theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2023/NĐ-CP đã ghi nhận về cơ cấu tổ chức của Ủy ban cạnh tranh quốc gia bao gồm Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh; Ban thư ký các hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; Ngoài ra có ban giám sát cạnh tranh giám sát hoạt động và quá trình thực hiện chức năng tố tụng, xử lý vụ việc.
2. Điều tra vụ việc cạnh tranh theo thủ tục tố tụng cạnh tranh:
2.1. Đưa ra quyết định điều tra:
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh là việc cơ quan điều tra đưa ra quyết định điều tra. Để đưa ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh thì cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh phải dựa vào các căn cứ nêu dưới đây:
+ Thứ nhất, Ủy ban cạnh tranh quốc gia tiến hành thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh. Trên thực tế, nếu tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị một cá nhân, tổ chức khác xâm hại, vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh thì tiến hành khiếu nại vụ việc cạnh tranh lên Ủy ban cạnh tranh quốc gia. Các cá nhân tổ chức có quyền lợi đang bị xâm hại chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ: Đơn khiếu nại thực hiện theo mẫu được ban hành bởi Ủy ban cạnh tranh quốc gia; cũng cần chuẩn bị thêm những chứng cứ tài liệu để chứng minh nội dung khiếu nại có căn cứ vào hợp pháp điều này cũng hỗ trợ cho việc đơn ciếu lại dễ dàng được chấp nhận và giải quyết nhanh chóng từ cơ quan có thẩm quyền; ngoài ra những tài liệu liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết và quan trọng để giải quyết vụ việc.
+ Thứ hai, quyết định điều tra được đưa ra khi Ủy ban cạnh tranh quốc gia tự phát hiện được hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Cơ quan điều tra có thể thực hiện độc lập việc tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh mà không cần phải có đơn khiếu nại của bất kỳ tổ chức cá nhân nào. Thời hạn để cơ quan này thực hiện việc đưa ra quyết định điều tra là trong vòng 3 năm kể từ ngày phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
– Hiện nay, Thời hạn để điều tra vụ việc cạnh tranh phụ thuộc vào từng vụ việc nhất định:
Những vụ việc về hạn chế cạnh tranh diễn ra vô cùng phức tạp và cần nhiều thời gian để tiến hành điều tra chính vì vậy thời hạn điều tra của những vụ việc này thông thường là 9 tháng; Vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế thì không quá 90 ngày; Đối với những vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là Trong vòng 60 ngày; Thời điểm để tính thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh đều bắt đầu từ ngày ra quyết định điều tra;
Đối với một số trường hợp phức tạp thì có thể được gia hạn điều tra một lần nhưng mỗi lần không quá 3 tháng đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh; thời gian để gia hạn cũng không quá 60 ngày đối với vụ việc vi phạm tập trung kinh tế và không được quá 45 ngày khi vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành gia hạn;
– Nội dung hoạt động điều tra:
+ Đối với trường hợp cần áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thì trong quá trình này cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp để hỗ trợ điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh;
+ Tiến hành lấy lời khai đối với những cá nhân có hành vi vi phạm về cạnh tranh lành mạnh;
+ Với những vụ việc cần người làm chứng thì sẽ tiến hành triệu tập người này để lấy thông tin lời khai hỗ trợ quá trình điều tra.
2.2. Tiến hành đình chỉ điều tra, khôi phục điều tra nếu có cơ sở ban hành quyết định:
Trong quá trình điều tra thì Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh được ra quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp quy định tại Điều 86,
Với những vụ việc đã bị đình chỉ điều tra thì hoàn toàn có quyền khôi phục điều tra và Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia hoặc khi tiếp nhận đề nghị của các bên liên quan khôi phục điều tra thì quá trình này sẽ được tiếp diễn thực hiện vào khôi phục lại ban đầu. Trường hợp được quy định tại Điều 87 của Luật Cạnh tranh thì sẽ được tiến hành khôi phục điều tra.
2.3. Thực hiện báo cáo điều tra, kết luận điều tra:
Báo cáo điều tra và kết luận điều tra được thực hiện sau khi kết thúc điều tra. Trong giai đoạn này thì điều tra viên cũng phải có trách nhiệm lập báo cáo để trình Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Thông qua bản báo cáo này, Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh nhanh chóng ra kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc, đồng thời báo cáo điều tra và kết luận điều tra đến Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia để đưa ra hướng xử lý theo đúng quy định của luật cạnh tranh đối với những cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm.
3. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh thì có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh giữ vai trò quan trọng trong tiến hành tố tụng cạnh tranh. Chính vì vậy, Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh được giao quyền hạn và nhiệm vụ nhất định liên quan đến công việc này. Theo ghi nhận tại Khoản 1 Điều 62 Luật Cạnh tranh 2016 thì:
– Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền đưa ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh sau khi đã nhận được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia;
– Cơ quan này cũng có trách nhiệm trong việc phân công điều tra viên phụ trách vụ việc điều tra cạnh tranh;
– Trong một số trường hợp cần trưng cầu giám định hoặc thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban hành quyết định hướng dẫn thực hiện việc này;
– Ban hành quyết định triệu tập người làm chứng để hỗ trợ cho quá trình giải quyết điều tra theo yêu cầu của các bên; – Với những vụ việc cạnh tranh diễn ra phức tạp mà phải gia hạn điều tra thì cơ quan này đưa ra quyết định gia hạn quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh thông qua sự chấp thuận, đồng ý của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia;
– Đồng thời cơ quan này cũng thực hiện việc kiến nghị lên Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia là yêu cầu cơ quan này áp dụng thay đổi hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra;
– Như đã biết, kết luận điều tra là giai đoạn cuối cùng trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh và Thủ trưởng Cơ quan điều tra cạnh tranh sẽ ra kết luận điều tra;
– Đây cũng là cơ quan tham gia các phiên điều trần và thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của luật này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Cạnh tranh năm 2018;
– Nghị định 03/2023/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.