Bức cung, nhục hình là gì? Điều tra viên có quyền được dùng bức cung, nhục hình không? Xử lý điều tra viên dùng bức cung, nhục hình với nghi can, nghi phạm? Thực trạng bức cung, nhục hình hiện nay?
Hành vi bức cung, dùng nhục hình rất khó phát hiện, rất khó chứng minh và khó xử lý bởi trong hoạt động điều tra, không phải lúc nào cũng có người giám sát cán bộ điều tra thực hiện các hoạt động tố tụng. Vậy trong thời gian tạm giam, tạm giữ, lấy lời khai của nghi phạm vụ án, điều tra viên có được quyền bức cung, dùng nhục hình hay không? Điều tra viên dùng bức cung, nhục hinh với nghi can, nghi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Bức cung, nhục hình là gì?
Thuật ngữ “bức cung” được hiểu là việc dùng các thủ đoạn trái pháp luật để ép buộc người bị điều tra (bị can) phải khai đúng sự thật liên quan đến vụ án, vụ việc. Điều 374
Điều 373 Bộ luật hình sự 2015 quy định nhục hình chính là việc hành hạ, làm đau đớn về thể xác người bị điều tra, thẩm vấn hoặc bị giam giữ cải tạo như đánh đập, bắt quỳ, không cho ăn cơm, uống nước…vv. Dùng nhục hình trong hoạt động tư pháp (hoạt động hỏi cung, khởi tố vụ án và giam giữ, cải tạo người khác) là một tội phạm.
2. Điều tra viên có quyền được dùng bức cung, nhục hình không?
Căn cứ theo Điều 183
– Việc hỏi cung bị can được Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại nơi cư trú của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải
– Ngay khi thực hiện hỏi cung lần đầu tiên, Điều tra viên phải
Trường hợp vụ án có nhiều đối tượng nên hỏi riêng từng người và không cho họ tiếp xúc với mình. Có thể cho họ làm bản tự khai của mình.
– Không hỏi cung bị can vào ban đêm hoặc trong trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, cản trở hoạt động điều tra hoặc có căn cứ chứng minh việc điều tra trái pháp luật hoặc các trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
– Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, người bức cung, dùng nhục hình đối với bị can sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
– Việc hỏi cung bị can tại nơi giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Việc hỏi cung bị can tại nơi khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành điều tra. Như vậy, chúng ta có thể thấy trong mọi trường hợp điều tra viên không được dùng vũ lực nhục hình đối với bị can. Nếu trường hợp Điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán phạm tội sử dụng nhục hình thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Xử lý điều tra viên dùng bức cung, nhục hình với nghi can, nghi phạm:
Tội sử dụng nhục hình và tra tấn bức cung là các hành vi không chỉ xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của người bị buộc tội mà còn xâm phạm đến quá trình tố tụng, gây phương hại đến sự khách quan trong hoạt động tư pháp. Với tội danh sử dụng nhục hình, theo điều 373 Bộ Luật Hình sự thì người vi phạm phải đối mặt với mức án cao nhất là tù chung thân, cụ thể như sau:
– Người nào trong quá trình điều tra, thi hành án hoặc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã dùng vũ lực để đối xử tàn ác, hạ nhục sức khoẻ của người khác dưới bất cứ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
+ Phạm tội 2 lần trở lên
+ Đối với 2 người trở lên
+ Bằng thủ đoạn man rợ, xảo quyệt
+ Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nghiêm trọng
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khoẻ cho nạn nhân khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%
– Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khoẻ cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
+ Để người bị nhục hình chết
– Phạm tội làm người bị nhục hình tự sát, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
– Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Còn với tội bức cung thì hình phạt thấp nhất là sáu tháng tù, hình phạt cao nhất là tù chung thân, được quy định cụ thể tại điều 374 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
– Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
– Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
+ Phạm tội 2 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Dẫn đến làm sai lệch kết quả khỏi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
+ Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm:
+ Làm người bị bức cung tự sát;
+ Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
+ Làm người bị bức cung chết;
+ Dẫn đến làm oan người vô tội;
+ Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 năm đến 5 năm.
4. Thực trạng bức cung, nhục hình hiện nay:
Ví dụ nổi tiếng về dùng nhục hình đối với nghi phạm khiến người đó tử vong đó là việc Thiếu tá cảnh sát và cấp dưới bị cáo buộc dùng cây ba trắc đánh nghi can trộm cắp tử vong khi lấy lời khai. Ngày 17/5/2016,
Thủ tục thẩm vấn phần lớn là khi có người bị tình nghi tiếp xúc với cán bộ điều tra. Quy định về tạm giam, tạm giữ, đặc biệt là trường hợp giữ người trong tình trạng khẩn cấp, tạm giữ tại
Có rất nhiều trường hợp khi ra truy tố, xét xử, bị cáo trình bày là bị đánh đập, ép buộc khai báo và lúc này, Toà án đề nghị cung cấp chứng cứ nhưng bị cáo không thể có. Toà án sẽ rất khó để có thể khẳng định lời khai ban đầu của bị cáo là chính xác hay không vì việc buộc tội hay lượng hình đều do lời khai thiếu căn cứ và không có bằng chứng rõ ràng của người tố giác hành vi tra tấn, đánh đập.
Để ngăn ngừa những vụ việc phòng cùng, dùng nhục hình thì ngoài việc đẩy mạnh hoạt động giám sát và làm tốt một số nội dung đã nêu trong Thông tư kể trên như thực hiện ghi âm ghi hình, thì cần tiếp tục nâng cao tinh thần, trách nhiệm, kỷ luật của cán bộ, những người tiến hành tố tụng, xử phạt nghiêm khắc các đối tượng vi phạm.