Điều tra là một giai đoạn rất quan trọng đối với việc giải quyết cụ án hình sự, vì đây là quá trình để phát hiện và tìm ra những chúng cứ buộc tội và gỡ tội trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật đề ra. Thực hiện điều tra phải tuân thủ về trình tự thủ tục quy định. Vậy cụ thể để hiểu thêm về Điều tra là gì?
Mục lục bài viết
1. Điều tra là gì?
Dựa theo quy định của pháp luật thì điều tra có thể hiểu là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người. Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm Giai đoạn điều tra vụ án hình sự bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Cơ quan điều tra.
2. Bản chất và ý nghĩa của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự:
2.1. Bản chất của hoạt động điều tra:
Bản chất của hoạt động điều tra đó chính là quá trình thu thập và tìm ra các chứng cứ chứng minh trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra dựa trên quy định của
Như vậy, có thể thấy đối với hoạt động điều tra thì sẽ được thực hiện bằng các biện pháp điều tra khác nhau theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định như hỏi cung bị can, lấy lời khai của người tham gia tố tụng khác, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ vật chứng, tài liệu, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra và trưng cầu giám định. Xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án
Bên cạnh đó, Khi tiến hành các hoạt động điều tra, cơ quan điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định có hay không có việc phạm tội, đối chiếu với Bộ Luật hình sự xem hành vi phạm tội thuộc vào điều khoản nào; phải xác định tất cả tội phạm để không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Khi xác định có tội phạm xảy ra, cơ quan điều tra cần làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội; lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm; động cơ và mục đích phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các đặc điểm nhân thân của bị can; nếu là vụ án đồng phạm, cần xác định rõ hành vi, vai trò của từng người để làm cơ sở cho toà án xét xử được chính xác.
Từ những điều chúng tôi đã nêu như trên có thể thấy được bản chất của hoạt động điều tra mang bản chất của hoạt động nhận thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định “về bản chất, nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn”. Cấu trúc của nhận thức rất phức tạp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như nguồn gốc, trình độ, các vòng khâu hoặc theo các giai đoạn của quá trình nhận thức. Phép biện chứng duy vật trở thành công cụ phổ biến của nhận thức khoa học
Theo đó, theo quy định của pháp luật đề ra thì có thể quyết định truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, viện kiểm sát và toà án phải dựa trên hồ sơ vụ án. Hồ sơ điều tra hình sự tập hợp hệ thống văn bản, tài liệu được thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điều tra, được sắp xếp theo trình tự nhất định, phục vụ cho công việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài. Nếu hồ sơ điều tra hình sự không đầy đủ, Viện kiểm sát sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định và yêu cầu hợp lí trong và sau quá trình điều tra như bổ sung, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, thay đổi điều tra viên và ra quyết định truy tố bị can.
Như vậy có thể hiểu rằng việc việc lập và củng cố hồ sơ điều tra hình sự là nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn điều tra. Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ sau khi có quyết định khởi tố vụ án. Khi đã có đầy đủ chứng cứ để xác định tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra có nhiệm vụ làm bản kết luận điều tra, trình bày diễn biến hành vi phạm tội. Nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, căn cứ đề nghị truy tố. Theo đó có thể kết luận về bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là cơ sở pháp lí để xác định tội phạm và bị can đề nghị truy tố đã được điều tra và nó có đầy đủ chứng cứ để chứng minh. Căn cứ vào bản kết luận điều tra, viện kiểm sát chỉ ra bản cáo trạng truy tố những bị can về các tội phạm đã được điều tra có đủ chứng cứ để chứng minh. Những tội phạm, bị can chưa được điều tra sẽ không bị truy tố. Trong trường hợp không có căn cứ để đề nghị truy tố thì ra các quyết định khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để giải quyết vụ án.
2.2. Ý nghĩa của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự:
Có thể nói hoạt động điều tra có ý nghĩa to lớn trong giải quyết vụ án, bởi vì điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan (người) tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm.
Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy điều tra vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự. Cũng theo đó ta có thể hiểu về điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.
3. Thẩm quyền điều tra được phân cấp thế nào?
Phân cấp thẩm quyền điều tra được xác định như sau:
Thứ nhất, phân cấp thẩm quyền điều tra theo cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của
Thứ hai, phân cấp thẩm quyền điều tra đói với các cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều nơi, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
Thứ ba, phân cấp thẩm quyền điều tra đối với các cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
Cuối cùng dó là phân cấp thẩm quyền điều tra đối với các cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: