Trong môi trường quân đội, kỷ luật là những quy định bắt buộc và là sức mạnh của lực lượng vũ trang. Để nhằm mục đích siết chặt kỷ cương, kỷ luật và nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công an, pháp luật đã ban hành nhiều nội dung liên quan trong việc chấp hành điều lệnh. Điều lệnh là gì?
Mục lục bài viết
1. Điều lệnh là gì?
Điều lệnh là một trong những hình thức văn bản có tính pháp quy và được Bộ Quốc phòng ban hành. Điều lệnh được ban hành sẽ đưa ra quy định về những điều cụ thể có tính bắt buộc thi hành đối với mọi quân nhân trong lực lượng vũ trang, đưa mọi hoạt động của quân đội vào nề nếp chính quy theo đúng quy định của pháp luật.
Đã ra đời từ lâu nhưng từ đầu những năm 80 thế kỉ XX điều lệnh mới bắt đầu được sử dụng phổ biến. Hiện nay, có ba loại điều lệnh đó điều lệnh chung, điều lệnh chiến đấu và điều lệnh kỷ luật. Trong đó:
– Điều lệnh chung sẽ đưa ra những quy định về các vấn đề cơ bản trong quan hệ nội bộ quân đội – chức trách quân nhân, quan hệ giữa các quân nhân, nền nếp sinh hoạt và quản lí bộ đội, khen thưởng, xử phạt đối với các chiến sỹ trong môi trường quan đội. Không những thế còn có các điều lệnh về các nghỉ thức quân sự, việc tổ chức, thực hành đóng quân, trú quân, hành quân. Điều lệnh chung bao gồm một số các loại điều lệnh sau: điều lệnh quản lí bộ đội, điều lệnh đội ngũ, điều lệnh hành quân…
– Điều lệnh chiến đấu thì được ban hành và đưa ra các quy định về những vấn đề cơ bản trong tác chiến ở quy mô trận chiến đấu và chiến dịch của các phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn – các nguyên tắc táo chiến, chỉ huy; thứ tự và nội dung công việc của các cấp trong các giai đoạn: chuẩn bị chiến đấu, thực hành chiến đấu, sau chiến đấu… Điều lệnh chiến đấu thường ở các cấp độ khác nhau cụ thể như sau: điều lệnh chiến đấu của bộ đội binh chủng hợp thành; điều lệnh chiến đấu của các binh chủng trong lục quân; điều lệnh chiến đấu của các quân chủng phòng không, không quân, hải quân và nhiều loại điều lệnh chiến đấu cụ thể khác.
– Hiện nay, điều lệnh kỉ luật là một loại hình điều lệnh có tầm quan trọng to lớn và có ý nghĩa đặc biệt đối với lực lượng vũ trang trong các đơn vị chính quy. Điều lệnh kỉ luật sẽ được dùng làm cơ sở pháp lí nhằm mục đích để rèn luyện, điều chỉnh các hoạt động của các quân nhân trong quá trình họ chiến đấu, công tác, học tập, canh gác, trong lao động, trong quan hệ tiếp xúc với đồng đội, với nhân dân, chính quyền, trong thời bình, thời chiến.
2. Quy định xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân:
Theo Điều 5 Thông tư 28/2013/TT-BCA của Bộ Công an thì nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân bao gồm:
– Các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có nhiệm vụ nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong công tác, học tập, rèn luyện và chấp hành điều lệnh Công an nhân dân; nắm vững các văn bản chỉ đạo, các quy định về Điều lệnh nội vụ, Điều lệnh đội ngũ và Nghi lễ Công an nhân dân; thực hiện đúng Quy trình kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
– Các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân cần phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên.
Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân của Bộ thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân và lãnh đạo Cục Công tác chính trị; Cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh của Công an đơn vị, địa phương thực hiện sự chỉ đạo của Bộ và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương về công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
– Các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện việc kểm tra, đôn đốc, phát hiện, biểu dương, đề xuất khen thưởng; nhắc nhở, chấn chỉnh và đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về điều lệnh Công an nhân dân.
– Các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có trách nhiệm báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền có biện pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót, bất cập trong các văn bản quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo về công tác điều lệnh Công an nhân dân.
– Các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn Công an đơn vị, địa phương và cán bộ, chiến sĩ thực hiện nghiêm túc các quy định về Điều lệnh Công an nhân dân.
4. Quyền hạn của cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân:
Theo Điều 6 Thông tư 28/2013/TT-BCA của Bộ Công an thì quyền hạn của cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân bao gồm:
– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền chấn chỉnh hoặc lập biên bản đối với các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân, cụ thể:
Lãnh đạo Cục Công tác chính trị phụ trách công tác điều lệnh; cán bộ Phòng Điều lệnh quân sự, võ thuật thuộc Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ được quyền kiểm tra chấn chỉnh hoặc lập biên bản và đề nghị xử lý đối với đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
Lãnh đạo phụ trách công tác điều lệnh và cán bộ làm công tác điều lệnh của Công an các đơn vị, địa phương khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh sẽ được quyền sau đây:
+ Lãnh đạo phụ trách công tác điều lệnh và cán bộ làm công tác điều lệnh của Công an các đơn vị, địa phương có quyền chấn chỉnh hoặc lập biên bản đối với đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thuộc đơn vị, địa phương quản lý.
+ Lãnh đạo phụ trách công tác điều lệnh và cán bộ làm công tác điều lệnh của Công an các đơn vị, địa phương có quyền chấn chỉnh hoặc lập biên bản cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, địa phương khác đến công tác, học tập, sinh hoạt tại đơn vị, địa phương nếu có vi phạm điều lệnh.
+ Lãnh đạo phụ trách công tác điều lệnh và cán bộ làm công tác điều lệnh của Công an các đơn vị, địa phương có quyền chấn chỉnh hoặc lập biên bản đối với những cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị, cơ quan, nhà trường đóng quân tại địa phương mình khi những cán bộ, chiến sĩ đó vi phạm điều lệnh ngoài phạm vi cơ quan, doanh trại đóng quân;
– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền lập biên bản tạm giữ những tài liệu, phương tiện, đồ vật có liên quan đến hành vi vi phạm điều lệnh để phục vụ công tác xử lý.
– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: Máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi âm, máy đo nồng độ cồn khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh công khai thường xuyên, đột xuất.
– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền hóa trang (không mặc trang phục Công an nhân dân), sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: Máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi âm khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra bí mật.
– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền buộc cán bộ, chiến sĩ vi phạm nghiêm trọng điều lệnh Công an nhân dân về trụ sở cơ quan hoặc đơn vị Công an nơi gần nhất để giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Việc ban hành các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân đã góp phần quan trọng đảm bảo vai trò của đội ngũ cán bộ.
Không chỉ thế, mỗi cán bộ trong đơn vị cần tự ý thức được việc tự giác chấp hành điều lệnh Công an nhân dân nhằm để xây dựng cho chính bản thân mình một bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có quân phong, quân kỷ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, ứng xử có văn hoá và tự giác chấp hành điều lệnh Công an nhân dân, nội quy, quy định của đơn vị, xây dựng doanh trại sạch đẹp, có văn hóa, góp phần xây dựng đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương là yêu cầu tiên quyết mà đơn vị và toàn thể các cán bộ chiến sĩ công an nhân dân cần ra sức phấn đấu để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.