Vào cuối mỗi học kỳ, giáo viên có nhiệm vụ đánh giá và xếp loại học lực học sinh. Tuy nhiên, mỗi cấp bậc sẽ có một quy định khác nhau về xếp loại học lực. Nhằm cung cấp cho học sinh, phụ huynh và các giáo viên về đánh giá học lực học sinh thì mời bạn đọc tham khảo bài viết Điều kiện xếp loại học sinh khá cấp tiểu học, THCS, THPT.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện xếp loại học sinh khá cấp tiểu học:
Hiện nay, theo quy định của Bộ giáo dục thì đã bỏ quy định xếp loại học sinh khá ở cấp bậc tiểu học. Thay vào đó, đối với học sinh cấp tiểu học thì Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có áp dụng quy định về tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của học sinh tiểu học theo 4 mức như sau:
- Hoàn thành xuất sắc:
+ Tiêu chí: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên.
+ Khen thưởng: Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả học tập đạt mức Hoàn thành xuất sắc.
- Hoàn thành tốt:
+ Tiêu chí: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành Xuất sắc nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm các môn học đạt 7 điểm trở lên.
+ Khen thưởng: Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành Tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc ít nhất một môn học hoặ có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
- Hoàn thành:
+ Tiêu chí: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, những có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên.
Chưa hoàn thành:
Những học sinh không thuộc đối tượng trên.
- Lưu ý:
+ Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với các yêu cầu cần đạt của từng tiêu chí, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
+ Cha mẹ học sinh nên trao đổi, phối hợp với giáo viên để động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
+ Đối với cấp bậc tiểu học, học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật được đánh giá như đối với học sinh không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân. Trường hợp học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
+ Đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật thì giáo viên cần có sự linh hoạt trong việc đánh giá học sinh căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp dành cho người khuyết tật và kết quả đánh giá định kỳ môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.
2. Điều kiện xếp loại học sinh khá cấp THCS:
Với học sinh cấp THCS, cách đánh giá xếp loại học sinh năm học 2024 – 2025 được chia thành hai nhóm cụ thể như sau:
2.1. Xếp loại học lực mức Khá đối với học sinh các lớp 6,7 và 8:
Tuy nằm trong cùng cấp 2 nhưng bảng quy định xếp loại học lực của lớp 6,7 và 8 sẽ khác so với bảng quy định xếp loại học lực của lớp 9. Cụ thể việc xếp loại sẽ được đánh giá theo Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về mức Khá như sau:
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có Điểm trung bình môn học kỳ, Điểm trung bình môn cá nhân từ 5,0 điểm trở lên; trong đó có ít nhất 06 môn học có Điểm trung bình môn học kỳ, Điểm trung bình môn cá nhân đạt từ 6,5 điểm trở lên.
2.2. Xếp loại học lực mức Khá đối với lớp 9:
Lý do lớp 9 có bảng quy định học lực riêng biệt đó chính là vì đây là lớp cuối cấp, cần xét tuyển thật kỹ lưỡng để lên lớp 10, vào những trường cấp 3 đúng với học lực. Nhiều địa phương còn có hình thức thi tốt nghiệp cấp 3 để xét tuyển vào các trường chuyên, trường cấp 3 trọng điểm của tỉnh. Không dừng lại ở đó, học lực xét trong năm học lớp 9 sẽ khó khăn và nhiều tiêu chí hơn, cụ thể học sinh lớp 9 sẽ được xếp loại học lực theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể, việc xếp loại, đánh giá học sinh loại Khá, nếu có đủ tiêu chí sau đây:
+ Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên; trong đó điểm trung bình của một trong hai môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyen của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên.
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Điều kiện xếp loại học sinh khá cấp THPT:
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì từ năm học 2024 cách xếp loại học lực cấp bậc THPT cũng có sự thay đổi. Để biết chính xác, các bạn có thể tham khảo thông tin dựa trên quy định đã được ban hành và sửa đổi mới nhất như sau:
3.1. Xếp loại học lực mức Khá học sinh lớp 10 và lớp 11:
Cũng như các lớp 6, lớp 7 và lớp 8 thì việc xét học lực lớp 10 và lớp 11 cũng khác so với lớp 12. Bởi đây là hai lớp thời điểm ban đầu khi bước vào cấp 3, chưa tính điểm tốt nghiệp hay xét tuyển kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia. Cụ thể, khi xét học lực vào lớp 10 và lớp 11, các tiêu chí xếp loại học lực ở mức Khá tính như sau:
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá ở mức Đạt.
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số Điểm trung bình môn học kỳ, Điểm trung bình môn cá nhân từ 5,0 điểm trở lên; trong đó có ít nhất 06 môn học có Điểm trung bình môn học kỳ, Điểm trung bình môn cá nhân đạt từ 6,5 điểm trở lên.
3.2. Xếp loại học lực mức Khá học sinh lớp 12:
Lớp 12 rất đặc biệt đối với các bạn học sinh, đây là khối lớp cuối cùng của cấp 3. Không những vậy, sau khi hoàn thành lớp 12 thì học sinh sẽ tiếp tục với kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, xét tuyển đại học, cao đẳng,…Nhiều trường còn dựa vào điểm số, xếp loại của lớp 12 để xét tuyển. Cũng chính vì những lý do này mà lớp 12 được coi là cực kỳ quan trọng để các bạn học sinh xét tuyển vào trường đại học, cao đẳng mà mình mong muốn. Cụ thể, theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, việc xếp loại học lực mức Khá đối với học sinh lớp 12 được tính như sau:
- Học sinh sẽ được xếp loại Khá nếu có đủ các tiêu chí sau đây:
+ Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên; trong đó điểm trung bình của một trong hai môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyen của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên.
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
THAM KHẢO THÊM: