Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh khi mở công ty. Điều kiện chung về ngành nghề. Những lưu ý đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Mục lục bài viết
1. Ngành nghề được phép kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công hay thất bại của chủ thể kinh doanh. Do đó, việc quy định về ngành nghề kinh doanh không những nhằm đảm bảo cho lợi ích của cộng đồng mà còn định hướng cho các chủ thể kinh doanh phát triển các ngành nghề mà nhu cầu xã hội đặt ra qua đó đảm bảo sự giám sát của Nhà nước đối với sự định hướng phát triển kinh tế nói chung.
Điều 33
Hiện nay,
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm;
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh;
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
Chủ thể kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành (Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành, nghề đó, thể hiện thông qua Giấy phép kinh doanh). Trên thực tế, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh vô cùng phong phú và đa dạng sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn cho chủ thể kinh doanh. Nhưng lựa chọn lĩnh vực nào để đem lại lợi nhuận cho họ là một điều mà các chủ thể kinh doanh muốn lựa chọn kinh doanh. Vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ thể kinh doanh sẽ có thể kinh doanh bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh không có nghĩa là chủ thể kinh doanh được quyền làm tất cả những gì họ muốn để duy trì hoạt động kinh doanh, mà ở đây, chủ thể kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc đề ra điều kiện ngành nghề kinh doanh là việc làm cần thiết cho công tác quản lý nhà nước dưới các hình thức: ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề. Đây cũng là biện pháp giúp Nhà nước tổ chức và quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ và khoa học.
2. Ngành nghề cấm kinh doanh:
Đối với những ngành nghề mà Nhà nước cấm kinh doanh có đặc điểm chung là gây tổn hại đến quốc phòng, an ninh, ảnh hưởng đến lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam, đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải thực hiện nghiêm túc và không được kinh doanh những lĩnh vực ngành nghề đó như lĩnh vực ma túy, buôn bán vũ khí, đạn dược…đây là lĩnh vực ảnh hưởng đến đời sống xã hội và văn hóa đạo đức nếu kinh doanh những lĩnh vực này coi là vi phạm nghiêm trọng về ngành nghề kinh doanh thậm chí sẽ bị xử lý hình sự.
Nếu như trước đây, trong luật quy định những lĩnh vực được phép đầu tư kinh doanh, thì hiện nay pháp luật quy định cụ thể những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; tất cả những ngành, nghề kinh doanh khác thì nhà đầu tư, doanh nghiệp được kinh doanh theo quy định. Cụ thể, khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 nêu rõ 8 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, bao gồm:
Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này; b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; d) Kinh doanh mại dâm; đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; g) Kinh doanh pháo nổ; h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
So với Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm 2 ngành nghề cấm kinh doanh, bao gồm kinh doanh pháo nổ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Trước đây, Luật đầu tư năm 2014 quy định đòi nợ thuê là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên Luật Đầu tư 2020 đã quy định cấm kinh doanh ngành nghề này. Việc bổ sung quy định cấm này là do những bất cập trong việc quản lý loại hình kinh doanh này.
Trên phương diện kinh tế, loại hình đầu tư kinh doanh này không có đóng góp hiệu quả cho thuế của Nhà nước. Trên phương diện xã hội, ngành nghề này gây nhiều bất cập, bị bóp méo, biến tướng, lợi dụng kẽ hở của pháp luật trở thành hình thức đòi nợ mang tính chất bạo lực đe dọa đến tính mạng con người, làm mất trật tự xã hội. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2020 cũng quy định thêm về cấm kinh doanh pháo nổ. Cấm kinh doanh pháo nổ không phải là một quy định mới, đã được ghi nhận trong Luật Hình sự và các văn bản pháp luật khác. Việc cấm ngành nghề trên còn là hoàn toàn hợp lý vì những nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của con người.
3. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Đồng thời điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Hiện nay, Luật Đầu tư 2020 quy định về 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ có Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ mới được ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là cổng thông tin điện tử được sử dụng để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, công bố thông tin về đăng ký doanh nghiệp và truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp). Pháp luật quy định Chính phủ là cơ quan quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh. Quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi sẽ hạn chế được tình trạng các Bộ, ngành Trung ương tùy tiện ban hành quy định về điều kiện kinh doanh, đồng thời thống nhất được nội dung, tránh tình trạng quy định chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Hiện nay, Luật Đầu tư năm 2020 quy định doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm doanh nghiệp tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, đồng thời phải chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cụ thể:
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này; 3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh; 4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư; 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 8. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
Luật Đầu tư 2014 và hiện nay là Luật Đầu tư năm 2020 đều quy định về việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, cụ thể:
Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 và các Phụ lục của Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà ít nhiều đe dọa đến lợi ích của người tiêu dùng, nhà nước và cộng đồng. Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các tiêu chí về giấy phép kinh doanh và điều kiện đầu tư kinh doanh. Đầu tiên, các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh nhất định, đó là giấy phép ĐKDN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc không có giấy phép nhưng phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự an toàn giao thông. Tiếp theo, chủ thể phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh. Theo Khoản 9 Điều 2 Luật đầu tư 2020, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 6, Điều 8 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, Giấy CNĐKKD tuy không bắt buộc phải ghi thông tin về ngành, nghề được kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có nghĩa doanh nghiệp được kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào mà chỉ được phép kinh doanh ngành, nghề đã được ghi nhận trong Giấy đề nghị ĐKKD. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh được quy định cụ thể theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
8. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành”.
- Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
“Chứng chỉ hành nghề là văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho các cá nhân, có đủ những trình độ chuyên môn về một ngành nghề nhất định”. Chứng chỉ hành nghề là một trong những điều kiện bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề nhất định. Đây là loại chứng từ chứng minh chủ doanh nghiệp được Nhà nước cấp quyền. Khi muốn kinh doanh một ngành, nghề nào đó, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định thì cá nhân đó phải có chứng chỉ hành nghề, khi đó chứng chỉ hành nghề trở thành một trong những điều kiện bắt buộc phải có khi tiến hành hoạt động ĐKKD.
Tuỳ thuộc tính chất của ngành nghề và nhu cầu quản lý, Nhà nước xác định cụ thể những ngành, nghề mà người hoạt động trong ngành, nghề ấy phải có chứng chỉ hành nghề. Thông thường những ngành, nghề kinh doanh cần có chứng chỉ hành nghề là những ngành, nghề mà việc tiến hành hoạt động kinh doanh trong các ngành, nghề ấy có liên quan mật thiết đến lợi ích công cộng. Hiện nay, ở Việt Nam, các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm: dịch vụ pháp lý; dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y; dịch vụ thiết kế công trình; dịch vụ kiểm toán; dịch vụ môi giới chứng khoán; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật; dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải; mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề; đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì một trong những người quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có chứng chỉ đó. Đối với công ty hợp danh, tất cả thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
Người có chứng chỉ hành nghề chỉ được đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của một cơ sở kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về việc tuân thủ đúng các quy định về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh của cơ sở đó. Đồng thời, tùy theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định Chính phủ sẽ ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục, điều kiện đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề.
Việc pháp luật quy định chứng chỉ hành nghề là hợp lý vì nó nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong những trường hợp cần thiết. Việc quy định cụ thể ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Nhà nước không chỉ tạo ra môi trường đầu tư minh bạch cho sự lựa chọn ngành nghề kinh doanh của các chủ thể kinh doanh mà còn có cơ sở để xử lí khi có vi phạm xảy ra.
Đối với trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì “Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh” [46, Điều 20]. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh “Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo”. Như vậy, thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh được rút ngắn chậm nhất từ 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc.
Nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh đã và đang được các quốc gia hết sức coi trọng. Tuy nhiên, để xác lập một môi trường kinh doanh bình đẳng, đúng pháp luật, các chuẩn mực của xã hội thì không thể không đặt ra những quy định pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh với những tiêu chí thông thoáng, cởi mở, chủ thể kinh doanh vẫn nắm bắt được cơ hội kinh doanh mà không phải vì những điều kiện về ngành nghề mà bị hạn chế quyền tự do kinh doanh.