Hình thức treo băng dôn quảng cáo ngoài trời được sử dụng phổ biến bởi nhiều tiện ích đem lại như giảm chi phí đầu tư, tiếp cận nhiều nguồn khách hàng đa dạng trong mọi khu vực...Vậy, Điều kiện và thủ tục xin giấy phép treo băng rôn ngoài trời được quy định với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện xin giấy phép treo băng rôn ngoài trời:
– Để tiếp cận nguồn khách hàng đa dạng và mở rộng địa điểm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nên việc áp dụng hình thức treo băng rôn ngoài trời cũng được đánh giá là một cách thức đem lại hiệu quả cao, chi phí thực hiện không quá tốn kém. Hiện nay, pháp luật chưa quy định rõ cách hiểu về treo băng rôn ngoài trời nhưng cá nhân có thể hiểu đơn giản băng rôn ngoài trời (bandroll) là dải biểu ngữ hoặc dạng băng mà trên đó được lồng ghép các nội dung, hình ảnh và thông điệp của sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp nhằm mục đích thu hút và truyền tải thông tin tới các khách hàng.
Theo ghi nhận Điều 17 Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo thì băng rôn quảng cáo ngoài trời được thể hiện qua các dạng như Bảng quảng cáo, băng rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo; Dán thiết kế quảng cáo đặt trên phương tiện giao thông; Biển quảng cáo bằng màn hình điện tử, chuyên quảng cáo,… Tổ chức cá nhân có mong muốn được cấp giấy phép treo băng rôn quảng cáo ngoài trời thì phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định, có thể kể đến:
– Cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì để được cấp phép quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải đảm bảo điều kiện là có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền ban hành;
– Khi tiếp cận khách hàng thông qua quảng cáo tài sản mà loại tài sản này bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì doanh nghiệp phải đáp ứng việc sở hữu giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản;
– Qúa trình quảng cáo cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật.
Đồng thời, liên quan đến vấn đề này thì việc quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn được hướng dẫn theo Điều 27 Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo cũng đã quy định nguyên tắc cơ bản khi tiến hành thực hiện treo băng rôn ngoài trời:
– Cá nhân, doanh nghiệp tiến hành đặt bảng quảng cáo, băng-rôn không được làm ảnh hưởng đến sự hoạt động di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; vị trí được sử dụng treo băng rôn cần đảm bảo sự thông thoáng, không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện cũng như an toàn của những người xung quanh thì không được đặt băng rôn ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
– Các sản phẩm quảng cáo được thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải đảm bảo các thông tin là chính xác đồng thời ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện;
– Nội dung truyền tải trong băng rôn, bảng quảng cáo sử dụng vì mục đích chứa thông tin tuyên truyền cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:
+ Thể hiễn đầy đủ, rõ ràng về biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo. Những thôn tin này phải đặt ở vị trí phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;
+ Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo cũng phải tuân thủ theo đúng quy định để đảm bảo an toàn, phù hợp với điều kiện thực hiện quảng cáo. Hiện nay, các thông tin được thể hiện không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.
– Cá nhân, tổ chức được nhà nước cho phép treo băng rôn trong thời hạn không quá 15 ngày.
2. Thủ tục xin giấy phép treo băng rôn ngoài trời:
2.2 Hồ sơ:
Để hợp pháp háo hành động treo băng rôn quảng cáo ngoài trời thì cá nhân, tổ chưc thực hiện bộ hồ gửi tại cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ tại Điều 29 Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo quy định về hồ sơ
– Chuẩn bị 01 văn bản với mục đích là thông báo sản phẩm quảng cáo cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp phép. Các thông tin được thể hiện đầy đủ nội dung, thời gian thực hiện quảng cáo, địa điểm diễn ra quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn được sử dụng trên thực tế;
– Cần có thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc nếu cá nhân tự đứng ra thực hiện quảng cáo thì cần chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo được cấp hợp pháp;
– Để chứng minh được sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật thì cá nhân tổ chức chuẩn bị tất cả giấy tờ chứng minh hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định tại Điều 20 của Luật này. Những giấy tờ này không bắt buộc phải cung cấp bản chính mà có thể dùng bằng bản sao để hoàn tất thủ tục;
– Với trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hộ thì cần có thêm bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức;
– Chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo là một trong những yêu cầu bắt buộc phải có nếu cá nhân này tự thực hiện quảng cáo hoặc ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu;. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức;
– Cùng với đó thì văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn cũng cần phải được đảm bảo;
– Để được cấp phép treo băng rôn ngoài trời thì bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo phải được thể hiện rõ ràng để quá trình cấp phép được diễn ra nhanh chóng;
Cuối cùng là 01 bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này.
2.2. Thủ tục:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cá nhân tổ chức chuẩn bị giấy tờ tương thích với trường hợp yêu cầu của mình. Các giấy tờ cần chuẩn bị đã được hướng dẫn tại Mục 2.1. bài viết.
Bước 2: Gửi hồ sơ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương. Thời gian để thực hiện việc này trước khi quảng cáo là 15 ngày;
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn. Sau khi tiếp nhận hồ sơ về quảng cáo của địa phương thì trong vòng 05 ngày làm việc tiến hành xác nhận về việc nhận hồ sơ.
Bước 4: Cấp giấy phép treo băng rôn ngoài trời
Đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền khi nhận hồ sơ không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo.
Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý, có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cá nhân tổ chức được biết;
3. Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có bị xử phạt không?
Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 128/2022/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo thì Cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:
– Trên thực tế, Pháp luật không cho phép sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời nhưng cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện hành vi này;
– Những vấn đề liên quan đến treo băng rôn không thực hiện thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn đến cơ quan cấp phép thực hiện việc này;
Ngoài việc bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm thì trong trường hợp này cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả như:
+ Bắt buộc phải bổ sung tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
+ Thậm chí buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo;
– Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.