Vấn đề kinh doanh mỹ phẩm được quan tâm rất nhiều bởi nhu cầu về vấn đề làm đẹp đã và đang rất phổ biến. Dưới đây là điều kiện và thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm:
Hiện nay, kinh doanh mỹ phẩm là một trong những ngành nghề kinh doanh phổ biến bởi nhu cầu của con người về mỹ phẩm, sắc đẹp ngày càng được nâng cao. Để được kinh doanh mỹ phẩm, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể đăng ký kinh doanh mỹ phẩm:
Tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền được thành lập và quản lý các công ty kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam theo quy định tại
Thứ hai, phải có giấy phép đăng ký doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm thì bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp trước khi có bất cứ hoạt động kinh doanh nào.
– Về tên của doanh nghiệp: đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định tại Điều 37
Trường hợp là tên nước ngoài thì phải là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
– Về trụ sở của doanh nghiệp:
Căn cứ tại Điều 42 Luật doanh nghiệp năm 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam; xác định theo địa giới đơn vị hành chính, có địa chỉ cụ thể.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì phải là chủ thể được pháp luật công nhận.
Thứ ba, trường hợp công ty kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài phải có điều kiện riêng quy định như sau:
– Sản phẩm phải được nhập khẩu hợp pháp tại cơ quan hải quan vào Việt Nam.
– Công ty phải thực hiện công bố mỹ phẩm tại cục quản lý dược – Bộ y tế trước khi nhập khẩu mỹ phẩm.
– Công ty phải đáp ứng yêu cầu pháp lý về quản lý, sao lưu hồ sơ công bố và hồ sơ chất lượng mỹ phẩm tại công ty.
– Về nhãn hiệu mỹ phẩm: không được trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
– Mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ công bố gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.
– Đảm bảo về an toàn sản phẩm mỹ phẩm.
2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm:
Bước 1: Lựa chọn loại hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh:
Tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nguồn vốn, người có nhu cầu tiến hành thành lập công ty dược phẩm với loại hình doanh nghiệp gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
– Công ty cổ phần.
– Công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân.
Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm có thể tham khảo các mã ngành, nghề sau:
– Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh): mã ngành 4649.
– Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong cửa hàng chuyên doanh: mã ngành 4772.
– Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ (Chi tiết là bán lẻ mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh lưu động hoặc tại chợ): mã ngành 4789.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty:
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dược phẩm gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty kinh doanh mỹ phẩm.
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
– Bản sao hợp lệ giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
– Đối với tổ chức cần Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (bản sao).
– Trường hợp có ủy quyền thì cần văn bản ủy quyền hợp pháp.
Bước 3: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu tiến hành nộp hồ sơ qua các cách thức sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ và trả kết quả trong thời gian 03 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: cơ quan giải quyết sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: cơ quan giải quyết sẽ phải thông báo bằng văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện nộp lại theo quy trình trước đó.
Bước 5: Doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin:
Trong vòng 30 ngày, sau khi hoàn thiện thủ tục và được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thông báo nội dung đăng kí doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần thực hiện các bước tiếp theo đây để doanh nghiệp đi vào hoạt động:
– Khắc con dấu.
– Treo biển tại trụ sở của công ty.
– Mua và kê khai hóa đơn.
– Nộp phí, lệ phí môn bài theo quy định.
3. Thủ tục công bố mỹ phẩm với trường hợp kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu:
Theo quy định tại Thông tư số
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công bố mỹ phẩm:
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư số
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
– Trường hợp ủy quyền thì cần có
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Cục quản lý dược – Bộ y tế.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết xác nhận công bố mỹ phẩm trong thời hạn là 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Hướng dẫn lập phiếu công bố mỹ phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 06/2011/TT-BYT, cách lập phiếu công bố mỹ phẩm cụ thể là:
– Phiếu công bố mỹ phẩm phải được lập theo mẫu.
– Khi lập phiếu phải có chứ ký của người đại diện theo pháp luật, có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
– Mỗi sản phẩm mỹ phẩm chỉ được công bố trong một phiếu công bố.
– Cách lưu ý khi thực hiện ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm:
+ Ghi theo thứ tự hàm lượng giảm dần đối với thành phần trong công thức sản phẩm.
+ Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%.
+ Với các chất tạo màu: ghi theo thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu.
+ Với những thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng: nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm.
+ Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế.
Lưu ý: những thành phần sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:
Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.
Các nguyên liệu phụ được sử dụng nhằm mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm.
Các nguyên liệu sử dụng với số lượng cần thiết cụ thể như dung môi; hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi.
– Về ngôn ngữ: trong phiếu công bố mỹ phẩm ngôn ngữ viết phải là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Với các mục về mục đích sử dụng; thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; thông tin về người đại diện theo pháp luật của Công ty; thông tin về Công ty nhập khẩu phải được ghi tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.
– Về cách thức nộp dữ liệu công bố:
+ Khai báo trực tiếp: tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.
+ Nộp thông qua hình thức trực tuyến: vào trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược, tải cơ sở dữ liệu của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và điền đầy đủ thông tin.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật doanh nghiệp năm 2020.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp mới nhất.
Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm.