Hiện nay, nhu cầu thị trường lao động tăng cao. Do đó, việc thành lập công ty giới thiệu việc làm là một điều tất yếu. Vậy điều kiện và thủ tục thành lập công ty giới thiệu việc làm như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập công ty giới thiệu việc làm:
Dịch vụ việc làm bao gồm các hoạt động sau: Tư vấn, giới thiệu việc làm; Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
Giới thiệu việc làm là một trong những công việc của dịch vụ việc làm. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. Theo đó, để được thành lập công ty giới thiệu việc làm thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
Một là, có địa điểm đặt trụ sở cụ thể, chi nhánh thực hiện tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Hai là, thực hiện ký quỹ 300 triệu đồng.
Ba là, điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc:
– Đáp ứng đủ điều kiện được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của
– Không nằm trong các trường hợp sau đây:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam.
+ Đang chấp hành hình phạt tù.
+ Đang thực hiện chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
+ Trốn khỏi nơi cư trú.
+ Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
+ Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
+ Đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm.
– Về trình độ:
+ Đảm bảo trình độ từ bậc đại học trở lên.
+ Hoặc trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên.
2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty giới thiệu việc làm:
2.1. Xin cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh:
Người có nhu cầu sẽ căn cứ trên cơ sở nhu cầu thực tế mà chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập.
Ngành nghề để lựa chọn đăng kí có thể tham khảo bao gồm:
– Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm (mã ngành nghề 7810).
– Cung ứng lao động tạm thời (mã ngành nghề 7820).
– Cung ứng và quản lý nguồn lao động (chi tiết: Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước; cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài): mã ngành nghề 7830.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng kí thành lập công ty giới thiệu việc làm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu).
– Điều lệ công ty giới thiệu việc làm.
– Trường hợp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần: danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty.
– Đối với cá nhân thì cần giấy tờ bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng (bản sao có công chứng chứng thực).
– Đối với tổ chức thì cần giấy tờ như Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp hoặc những tài liệu khác có giá trị tương đương (bản sao có công chứng).
– Trường hợp có ủy quyền thì cần văn bản ủy quyền.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tại nơi đặt trụ sở chính.
Hình thức nộp:
– Trực tiếp.
– Hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức. Thời hạn giải quyết tối thiểu là 03 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì tiến hành ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do đối với cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ.
Bước 5: Thực hiện công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm:
– Ngành, nghề kinh doanh.
– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
-…
Thời gian thực hiện công bố đảm bảo trong vòng 30 ngày, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tiếp theo, công ty giới thiệu việc làm tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp; đăng ký tài khoản; mua hóa đơn;… để tiến hành hoạt động đầy đủ.
2.2. Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:
Hoạt động dịch vụ việc làm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy sau khi thành lập doanh nghiệp để được hoạt động giới thiệu việc làm được thì doanh nghiệp phải xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp (theo mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định ).
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm (bản sao hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu).
– Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm (theo mẫu số 03 phụ lục II ban hành kèm theo
– Với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần có giấy tờ sau:
+ Bản lý lịch tự thuật (theo mẫu số 04 phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 28/2015/NĐ-CP).
+ Bằng cấp chuyên môn (bản sao hoặc bản chính để đối chiếu).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sau khi nhận đầy đủ hồ sơ.
Sau khi kiểm tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đối với doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết trong vòng 07 ngày làm việc.
Nếu trường hợp không thực hiện việc cấp phép thì sẽ phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:
TÊN DOANH NGHIỆP(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày … tháng … năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
…(2)… giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Kính gửi: ………(3)
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: ………….(1)
2. Mã số doanh nghiệp: ………….(4)
3. Địa chỉ trụ sở chính: …………
Điện thoại: …………..Email: ………….Website ………….
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên: ……… Giới tính …………Sinh ngày: ……….
Chức danh: ……………(5)
Số giấy chứng thực cá nhân: …………
Ngày cấp: ……….. Nơi cấp: ……….
5. Mã số giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:….(6)….ngày cấp:….(7) …. Nội dung đề nghị:…(2)…giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với ……….(1)………(8) ………..
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động dịch vụ việc làm.
Hồ sơ kèm theo gồm:…………
Nơi nhận: – ….; – …. | ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP(9) |
Ghi chú:
(1) Tên doanh nghiệp đề nghị cấp hoặc gia hạn hoặc cấp lại giấy phép.
(2) Ghi; cấp hoặc gia hạn hoặc cấp lại theo, đề nghị của doanh nghiệp.
(3) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
(4) Mã số doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(5) Chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm.
(6) Mã số giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đã được cấp (nếu có).
(7) Ngày cấp của giấy phép đã được cấp (nếu có).
(8) Ghi lý do quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này nếu thuộc trường hợp cấp lại giấy phép.
(9) Chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật việc làm năm 2013.
Luật doanh nghiệp năm 2020
Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Nghị định số 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định số 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 điều 37 và điều 39 của luật việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.