Điều kiện mở trung tâm gia sư? Điều kiện mở trung tâm môi giới dạy gia sư? Thủ tục mở trung tâm gia sư, môi giới dạy gia sư? Ưu và nhược điểm của trung tâm gia sư?
Đối với nhiều các em học sinh thì thời gian được nghe giảng dạy ở trên lớp của các thầy cô là không đủ, các em sẽ không tiếp thu và thấm nhuần hết được nhiều kiến thức cùng một lúc. Chính vì vậy mà bên cạnh việc tự học của các em thì việc học thêm ở những trung tâm gia sư là rất phổ biến và đó chính là nhu cầu của rất nhiều những học sinh cũng như các phụ huynh. Để đáp ứng được các nhu cầu đó thì đã rất nhiều trung tâm gia sư và trung tâm môi giới dạy gia su đã được thành lập. Vậy điều kiện và thủ tục mở trung tâm gia sư, môi giới dạy gia sư như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện mở trung tâm gia sư:
- 1.1 1.1. Điều kiện chủ thể:
- 1.2 1.2. Điều kiện năng lực tài chính:
- 1.3 1.3. Điều kiện ngành nghề kinh doanh:
- 1.4 1.4. Địa điểm kinh doanh:
- 1.5 1.5. Tên của doanh nghiệp:
- 1.6 1.6. Điều kiện về con dấu doanh nghiệp:
- 1.7 1.7. Điều kiện về địa điểm thực hiện việc dạy thêm:
- 1.8 1.8. Điều kiện người trực tiếp giảng dạy:
- 1.9 1.9. Người tổ chức giảng dạy:
- 2 2. Điều kiện mở trung tâm môi giới dạy gia sư:
- 3 3. Thủ tục mở trung tâm gia sư, môi giới dạy gia sư:
- 4 4. Ưu và nhược điểm của trung tâm gia sư:
1. Điều kiện mở trung tâm gia sư:
1.1. Điều kiện chủ thể:
– Cá nhân: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không bị đang chấp hành án hình phạt tù.
– Pháp nhân: Đang hoạt động và thành lập hợp pháp theo pháp luật của Việt Nam.
Ngoài ra, cá nhân hay pháp nhân để đáp ứng các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì phải không thuộc những trường hợp không được phép thành lập các doanh nghiệp theo quy định của
1.2. Điều kiện năng lực tài chính:
– Nhà đầu tư sẽ phải đảm bảo góp đủ số vốn đã cam kết
– Đủ năng lực về tài chính để chi trả và vận hành công ty liên doanh
– Góp đủ sô vốn pháp định đối với các trường hợp pháp luật quy định vốn pháp định
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do được chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, các bí quyết kỹ thuật, tài sản khác mà có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
1.3. Điều kiện ngành nghề kinh doanh:
– Không kinh doanh các ngành ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh;
– Đáp ứng những quy định về ngành nghề kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ như, để kinh doanh về dịch vụ ăn uống thì phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Tuân thủ những quy định pháp luật về đầu tư khác như các ngành nghề kinh doanh; các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường….Còn đối với thành lập công ty mà có vốn đầu tư nước ngoài thì tuân thủ về tỉ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trong công ty…
1.4. Địa điểm kinh doanh:
– Phải có trụ sở kinh doanh rõ ràng và phải có thực.
– Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và là địa chỉ liên lạc của chính doanh nghiệp và sẽ được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; phải có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
1.5. Tên của doanh nghiệp:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm có hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình của doanh nghiệp: Loại hình của doanh nghiệp được viết là “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết tắt là “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết tắt là “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết tắt là “DNTN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Tên riêng: phải được viết bằng các chữ cái ở trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên của doanh nghiệp phải được gắn ở tại trụ sở chính, chi nhánh, các văn phòng đại diện; các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên của doanh nghiệp sẽ phải được in hoặc là viết trên những giấy tờ giao dịch; các hồ sơ tài liệu và các ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
1.6. Điều kiện về con dấu doanh nghiệp:
– Dấu bao gồm là dấu được làm tại các cơ sở khắc dấu hoặc là dấu dưới hình thức là chữ ký số theo các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Doanh nghiệp quyết định về loại dấu, về số lượng; về hình thức và nội dung của con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh.
– Việc quản lý và lưu giữ con dấu được thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ công ty hoặc là theo quy chế do doanh nghiệp; các chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc các đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sẽ sử dụng dấu trong các giao dịch theo đúng quy định của pháp luật.
1.7. Điều kiện về địa điểm thực hiện việc dạy thêm:
– Có sự cam kết với lại UBND xã/ phường/ thị trấn về vấn đề đảm bảo vệ sinh, trật tự…
– Công khai những nội dung tại các địa điểm dạy thêm bao gồm có: Giấy phép về tổ chức hoạt động, danh sách các học viên, thời khóa biểu, mức thu.
1.8. Điều kiện người trực tiếp giảng dạy:
– Đạt trình chuẩn đào tạo theo từng cấp học.
– Có đủ về sức khỏe, về phẩm chất đạo đức trong quá trình công tác.
– Không trong thời gian mà đang bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành các bản án, cải tạo, quản chế…
– Có sự xác nhận của chính thủ trưởng hoặc là chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn về các nội dung trên.
1.9. Người tổ chức giảng dạy:
– Đạt trình chuẩn đào tạo theo từng cấp học.
– Có đủ về sức khỏe, về phẩm chất đạo đức trong quá trình công tác.
– Không đang trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự hay chấp hành bản án, cải tạo, đang bị quản chế, không bị kỷ luật với hình thức thôi việc…
2. Điều kiện mở trung tâm môi giới dạy gia sư:
Vì hoạt động mở các trung tâm môi giới gia sư là không thuộc vào những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo về danh mục quy định tại phụ lục 4,
Muốn thành lập và đưa các trung tâm môi giới gia sư vào chính thức hoạt động kinh doanh thì sẽ phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo mô hình là hộ kinh doanh hoặc là thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật để được cấp về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu như trung tâm môi giới gia sư mà có quy mô vừa và nhỏ và sử dụng dưới mười người lao động thì sẽ phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo hình thức là hộ kinh doanh.
Kể từ ngày mà được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trung tâm môi giới gia sư sẽ có quyền chính thức hoạt động kinh doanh mà sẽ không cần phải xin thêm các loại giấy phép kinh doanh nào.
3. Thủ tục mở trung tâm gia sư, môi giới dạy gia sư:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách những thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách những cổ đông sáng lập và danh sách những cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với loại hình công ty cổ phần.
– Bản sao những loại giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của các cá nhân đối với những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của những cá nhân đối với những thành viên của công ty, những cổ đông sáng lập, những cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chính là cá nhân; Các giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với các thành viên, các cổ đông sáng lập, các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với lại người đại diện theo ủy quyền của thành viên, của cổ đông sáng lập, của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức và các văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Bước 2: nộp hồ sơ
Có hai phương thức nộp hồ sơ đó chính là nộp trực tiếp hoặc là nộp online
– Nộp trực tiếp: người nộp hồ sơ nộp hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ kể trên đến trực tiếp phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạc và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính
– Nộp hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Thời gian giải quyết
Thời hạn giải quyết là trong thời hạn 03 ngày làm việc tính kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
4. Ưu và nhược điểm của trung tâm gia sư:
Hiện nay, những trung tâm gia sư sẽ hoạt động theo hai hình thức đó chính là trung tâm có thu phí và trung tâm không thu phí:
4.1. Đối với trung tâm có thu phí:
– Ưu điểm:
+ Hình thức này sẽ giúp cho trung tâm gia sư sẽ đỡ phải chăm sóc lớp. Công tác này do chính phụ huynh và gia sư trao đổi trực tiếp với nhau.
+ Nếu như lớp có vấn đề xảy ra như: các phụ hunh chậm thanh toán tiền lương, các gia sư dạy không đủ ngày, các gia sư có tác phong không tốt,…thì đa số những trung tâm gia sư sẽ đi tìm gia sư mới nếu như được yêu cầu và quan tâm tới câu chuyện bên trong.
– Nhược điểm:
+ Lớp sẽ dễ bị gãy (có nghĩa là lớp sẽ bị trục trặc dẫn đến tình trạng không dạy được nữa) nếu như trung tâm gia sư không thường xuyên chăm sóc lớp
+ Hình thức này sẽ trở nên tuyệt vời hơn nếu như trung tâm gia sư dành về thời gian hơn cho việc chăm sóc các phụ huynh cũng như gia sư của mình.
4.2. Đối với trung tâm không thu phí:
– Ưu điểm:
+ Hình thức này thì trung tâm gia sư sẽ chăm sóc lớp kỹ càng hơn vì trung tâm đã có thêm về chi phí để quản lý lớp và quản lý gia sư
+ Trung tâm sẽ là người trực tiếp trả tiền cho các gia sư, quản lý gia sư. Điều quan trọng nhất đó chính là quản lý tới đâu và công tác trả tiền có minh bạch hay không.
– Nhược điểm:
+ Trung tâm gia sư sẽ được hoạt động giống như là một công ty gia sư, sẽ tự trả lương cho gia sư. Điều này sẽ dẫn đến khó kiểm soát về chất lượng gia sư nếu không làm tốt và bài bản.