Khi thực hiện thi hành án dân sự, nhiều trường hợp không thi hành án được buộc phải hoãn thi hành án dân sự. Vậy hoãn thi hành án là gì? Điều kiện và thủ tục hoãn thi hành án dân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hoãn thi hành án là gì?
Hoãn thi hành án là Chuyển việc thi hành bản án hoặc quyết định của Tòa án sang một thời điểm khác muộn hơn. Hoãn thi hành án gồm hoãn thi hành án dân sự và hoãn thi hành án hình sự và được tiến hành theo thủ tục khác nhau.
Ở phạm vi nội dung bài viết này, chỉ đề cập đến hoãn thi hành dân sự theo Luật thi hành án dân sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật thi hành án dân sự thì việc hoãn thi hành án dân sự được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
“- Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của
– Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
– Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;
– Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết là tài sản chung hoặc đang có tranh chấp; tài sản được kê biên đang cầm cố, thế chấp nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm;
– Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự;
– Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được
– Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
– Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án”.
Việc hoãn thi hành án dân sự được thực hiện theo thủ tục sau:
“- Yêu cầu hoãn thi hành án dân sự: Người có thẩm quyền kháng nghị gửi văn bản yêu cầu hoãn thi hành án dân sự tới cơ quan thi hành án dân sự. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được.
– Ra quyết định hoãn thi hành án dân sự:
+) Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án. Trường hợp có yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị thì phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền.
+) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết.Trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản thông báo ngay cho người yêu cầu hoãn thi hành án.
+) Thời hạn hoãn thi hành án: Việc hoãn thi hành án chấm, dứt khi căn cứ hoãn thi hành án không còn. Trường hợp hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, thời gian hoãn không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.
– Ra quyết định tiếp tục thi hành án: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án”.
2. Có được hoãn thi hành án vì bị người khác khởi kiện không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một tài sản là bất động sản và nhà trên đó hiện đang bị cơ quan thi hành án tiến hành kê biên để đảm bảo khoản vay ngân hàng. Hiện tại em cũng nợ nhiều người khác số tiền khoảng 2 tỷ và họ biết cơ quan thi hành án đang kê biên tài sản của em nên kiên em để đòi lại tiền vậy việc kê biên của cơ quan thi hành án có được tiếp tục không hay phải chờ bản án của những người khác kiện? Số tài sản bị kê biên bị cơ quan thi hành án định giá không đúng em phải làm sao? Đó là tài sản duy nhất của em thì việc trả nợ những người khác không đủ thì cơ quan thi hành án có hoãn thi hành án không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật thi hành án dân sự
Theo thông tin bạn trình bày bạn có tài sản hiện đang bị cơ quan thi hành án tiến hành kê biên để đảm bảo khoản vay ngân hàng, nhưng hiện tại bạn cũng nợ nhiều người khác số tiền khoảng 2 tỷ và họ biết cơ quan thi hành án đang kê biên tài sản của bạn nên họ kiên bạn để đòi lại tiền. Do vậy căn cứ theo quy định trên thì việc kê biên của cơ quan thi hành án vẫn được tiếp tục.
Tại Điều 98 Luật thi hành án dân sự có quy định :
Điều 98. Định giá tài sản kê biên
1. Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
b) Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
Ngoài ra, Tại Điều 99 Luật thi hành án dân sự có quy định như sau:
Điều 99. Định giá lại tài sản kê biên
1. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản;
b) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.
2. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 98 của Luật này.
Căn cứ theo các quy định trên thì nếu trong trường hợp bạn cho rằng chấp hành viên định giá không đúng thì bạn có thể làm đơn yêu cầu. Tuy nhiên yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu bạn có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản.Tại Điều 47 Luật thi hành án dân sự có quy định như sau :
Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này, được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần;
b) Án phí;
c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
Căn cứ theo quy định trên nếu sau khi kê biên thi hành án thì số tiền thi hành án thì sẽ được chia theo quy định tại Điều 47 Luật thi hành án dân sự. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:
+ Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật thi hành án dân sự. Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
+ Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.
+ Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.
3. Các trường hợp hoãn thi hành án dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Hiện tôi đang mang thai nhưng trong thời gian này tôi phải thi hành án dân sự trả nợ ngân hàng. Tài sản của bố mẹ già bảo lãnh. Cục thi hánh án đang chuẩn bị kê biên tài sản thì tôi có được trong diện xin hoãn thi hành án không? Mong các luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 48 Luật thi hành án dân sự quy định về trường hợp hoãn thi hành án dân sự thì không có trường hợp nào quy định, người phải thi hành án đang mang thai thì được hoãn thi hành án, tuy nhiên, nếu bạn có căn cứ chứng minh thuộc vào một trong các trường hợp hoãn thi hành án thì có thể được xem xét hoãn thi hành án dân sự.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: