Thư viện tư nhân hay chính xác tên của nó theo quy định của pháp luật la thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là thư viện được hoạt động theo mô hình thư viện ngoài công lập. Vậy, điều kiện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thư viện tư nhân:
1.1. Các loại thư viện theo quy định của pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại điều 9 luật thư viện 2019 thì ta có thể xác định được hiện nay có các loại thư viện bao gồm:
Một là, thư viện cơ sở giáo dục đại học
Hai là, thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;
Ba là, thư viện chuyên ngành;
Bốn là, thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;
Năm là, thư viện Quốc gia Việt Nam;
Sáu là, thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;
Bảy là, thư viện công cộng;
Tám là, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
Theo đó thì các loại thư viện nêu trên sẽ được tổ chức theo hai mô hình là thư viện công lập và thư viện ngoài công lập
Cụ thể, điểm khác nhau của hai mô hình này đó là:
Đối với mô hình thư viện công lập thì loại mô hình này sẽ do Nhà nước đầu tư bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản
Đối với mô hình thư viện ngoài công lập thì loại mô hình này sẽ do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.
Tóm lại, có thể thấy hiện nay pháp luật nước ta ghi nhận có tới 8 loại thư viện và có hai hình thức tổ chức thư viện.
1.2. Thư viện tư nhân là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 16, Luật Thư viện 2019 quy định thì ta có thể hiểu thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là thư viện do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập, tự bảo đảm kinh phí hoạt động. Theo đó, ở thư viện này sẽ có tài nguyên thông tin tổng hợp hoặc chuyên ngành. Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng có chức năng cung cấp tài nguyên thông tin cho Nhân dân trên địa bàn; tổ chức hoạt động thư viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;tiếp nhận tài nguyên thông tin luân chuyển từ thư viện công cộng các cấp để phục vụ Nhân dân và xây dựng và tham gia phát triển văn hóa đọc cho Nhân dân trên địa bàn.
Tóm lại, thư viện tư nhân hay chính xác tên của nó theo quy định của pháp luật la thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là thư viện được hoạt động theo mô hình thư viện ngoài công lập, loại thư viện này sẽ do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập, tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
2. Điều kiện đăng ký hoạt động thư viện tư nhân:
Căn cứ theo quy định tại điều 19, luật thư viện 2019 thì ta có thể xác định được khi thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, thư viện đó phải có đối tượng phục vụ là người dân trong cộng đồng và các đối tượng khác phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.
Thứ hai, để thành lập thư viện tư nhân cần phải có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định không trái với quy định của pháp luật.
Thứ ba, cần phải có ít nhất 2.000 bản sách bao gồm tài liệu số.
Thứ tư, người làm công tác thư viện phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên; có ít nhất 01 người có trình độ nghiệp vụ thư viện hoặc đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
Thứ năm, phải bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.
Thứ sáu, diện tích và hạ tầng của thư viện phải bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện
3. Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân:
Như đã phân tích ở các phần mục trên thì ta cũng có thể hiểu rằng việc đăng ký hoạt động của thư viện tư nhân phải bảo đảm tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể để đăng ký hoạt động thư viện tư nhân thì cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ký hoạt động thư viện tư nhân
Theo đó, hồ sơ ký hoạt động thư viện tư nhân bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có;
– Đơn đăng ký hoạt động thư;
– Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú;
– Nội quy thư viện.
Bước 2: Nộp hồ sơ ký hoạt động thư viện tư nhân
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ ký hoạt động thư viện tư nhân như đã nêu trên thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Khi tiếp nhận hồ sơ ký hoạt động thư viện tư nhân, các cơ quan nêu trên có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động thư viện.
Trường hợp nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ theo quy định thì các cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ căn cứ vốn tài liệu ban đầu của thư viện, người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến các cơ quan có thẩm quyền cụ thể.
Theo đó, gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thư viện đặt trụ sở nếu thư viện có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 1.000 bản; gửi hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở nếu thư viện có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản; gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nơi thư viện đặt trụ sở nếu thư viện có vốn sách ban đầu từ 2.000 bản trở lên
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện tư nhân trong 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện, người đứng tên thành lập thư viện phải gắn biển hiệu và nội quy thư viện tại thư viện.
Như vậy, có thể thấy để đăng ký hoạt động thư viện tư nhân thì cần phải thực hiện theo trình tự thủ tục bao gồm 2 bước. Việc đăng ký hoạt động thư viện tư nhân là cần thiết và bắt buộc, do đó nếu có nhu cầu đăng ký hoạt động thư viện tư nhân thì bạn có thể tham khảo trình tự thủ tục như trên.
4. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động thư viện tư nhân:
Để chấm dứt hoạt động thư viện tư nhân cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thực hiện thông báo chấm dứt hoạt động thư viện tư nhân
Theo đó, hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động thư viện tư nhân phải có các giấy tờ như là: Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thông báo chấm dứt hoạt động thư viện; tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập
b) Thực hiện chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo phương án quy định
Bước 3: báo cáo việc khắc phục nguyên nhân bị đình chỉ đến người ra quyết định đình chỉ trước đó.
Theo đó thì thư viện bị đình chỉ có trách nhiệm báo cáo việc khắc phục nguyên nhân bị đình chỉ đến người ra quyết định đình chỉ trước đó kèm tài liệu chứng minh chậm nhất 15 ngày làm việc, trước ngày hết hạn đình chỉ hoạt động
Bước 4: ra quyết định chấm dứt hoạt động của thư viện và gửi thông báo cho cơ quan, tổ chức thành lập thư viện
Theo đó, thư viện không khắc phục hoặc không thể khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ, người ra quyết định đình chỉ hoạt động thư viện trước đó ra quyết định chấm dứt hoạt động của thư viện và gửi thông báo cho cơ quan, tổ chức thành lập thư viện trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thư viện 2019;
– Nghị định 93/2020/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật thư viện 2019.