Điều kiện cấp chứng chỉ môi giới bất động sản? Hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản? Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản quan trọng thế nào? Không có chứng chỉ hành nghề bất động sản có bị phạt? Điều kiện để được cấp lại chứng chỉ môi giới bất động sản?
Môi giới bất động sản là một ngành nghề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bạn trẻ năng động, đam mê kinh doanh và môi trường năng động. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề đặc thù, có điều kiện, khi thành lập công ty môi giới bất động sản, điều kiện bắt buộc là phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Vậy, điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện cấp chứng chỉ môi giới bất động sản
- 2 2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản
- 3 3. Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản quan trọng thế nào?
- 4 4. Không có chứng chỉ hành nghề bất động sản có bị phạt?
- 5 5. Điều kiện để được cấp lại chứng chỉ môi giới bất động sản
- 6 6. Điều kiện hành nghề đào tạo môi giới kinh doanh bất động sản
1. Điều kiện cấp chứng chỉ môi giới bất động sản
Theo quy định tại Điều 14
+ Không phải là cán bộ, công chức nhà nước;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù;
+ Có giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản;
+ Có hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản theo quy định.
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản
Khi có đủ những điều kiện như trên, bạn chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản, bao gồm:
+ Đơn xin cấp chứng chỉ có dán ảnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú của người xin cấp chứng chỉ;
+ Hai (02) ảnh mầu cỡ 3 x 4 cm chụp trong năm xin cấp chứng chỉ;
+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người xin cấp chứng chỉ;
+ Bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản.
Hồ sơ như trên được nộp tại Sở Xây dựng nơi đặt cơ sở đào tạo hoặc nơi bạn sinh sống (thường trú hoặc tạm trú dài hạn).
3. Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản quan trọng thế nào?
Đối với người làm nghề môi giới bất động sản, đúng theo quy định sẽ phải có chứng chỉ hành nghề. Chúng ta không nói tới những người lách luật hay còn gọi là “cò nhà đất”. Với một nhà môi giới, nếu có chứng chỉ hành nghề bạn sẽ nâng tầm uy tín của mình lên.
Tầm quan trọng của chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có vai trò quan trọng trong bởi:
Thứ nhất: Giúp nghề uy tín, chuyên nghiệp và lành mạnh
Giúp xây dựng được đội ngũ kinh doanh, tư vấn các sản phẩm bất động sản có tâm, chuyên nghiệp và uy tín. Nhờ đó ngành nghề môi giới sẽ phát triển lành mạnh hơn. Loại bỏ những suy nghĩ về việc nghề này chỉ toàn người lừa đảo vì 1 bộ phận “cò” nhà đất.
Thứ hai: Mang lại sự hiệu quả cho công việc
Vì những người môi giới bất động sản đã được đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề nên họ có đủ kiến thức, chuyên môn. Nhờ đó việc tư vấn cho khách hàng sẽ mang lại hiệu quả chứ không đơn giản chỉ là nói bừa. Nhờ đó những công ty đã có đội ngũ môi giới có chứng chỉ hành nghề sẽ hấp dẫn khách hàng. Tạo được lợi nhuận và thu nhập cao hơn cho chính họ.
Thứ ba: Thành lập được sàn giao dịch bất động sản
Theo quy định của Pháp Luật, muốn thành lập được sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề. Theo quy định tại điều 69 Luật kinh doanh bất động sản thì “sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản…”.
Thứ tư: Giấy phép hành nghề chân chính
Chứng chỉ hành nghề bất động sản chính là giấy phép để người muốn tham gia dịch vụ môi giới bất động sản được phép hành nghề. Vì thế đây là giấy phép buộc phải có.
4. Không có chứng chỉ hành nghề bất động sản có bị phạt?
Vì đã được quy định là chứng chỉ bắt buộc đối với người làm nghề môi giới nên pháp luật cũng có quy định xử phạt tại điều 38,
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề môi giới độc lập, định giá bất động sản nhưng không có chứng chỉ hành nghề theo quy định;
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhân viên môi giới bất động sản, định giá bất động sản không có chứng chỉ hành nghề theo quy định
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không đủ số người có chứng chỉ môi giới, chứng chỉ định giá bất động sản theo quy định.”
Như vậy người tham gia môi giới bất động sản cần phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật.
5. Điều kiện để được cấp lại chứng chỉ môi giới bất động sản
Người xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản được cấp lại trong các trường hợp sau đây: bị mất; bị rách; bị cháy; bị hủy hoại.
Tuy nhiên các trường này phải do thiên tai hoặc lý do bất khả kháng khác thì mới được cấp lại chứng chỉ.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Đơn xin cấp lại chứng chỉ có dán ảnh;
02 ảnh cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
Chứng chỉ cũ (nếu có).
Số bộ hồ sơ: 2 bộ
Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người xin cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới nộp hồ sơ đầy đủ đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng Sở xây dựng.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi người xin cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới nộp hồ sơ thì sẽ xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu hồ sơ đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, cán bộ Văn phòng sẽ tiếp nhận và hẹn ngày trả hồ sơ với khách hàng bằng phiếu giao nhận.
Trường hợp 2: Nếu hồ sơ chưa đáp ứng đủ các điều kiện do bị thiếu hay không hợp lệ thì cán bộ Văn phòng hướng dẫn người nộp hoàn thiện lại hồ sơ đến khi hồ sơ đạt điều kiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Sở xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra lại hồ sơ và cấp lại chứng chỉ.
Bước 4: Nhận kết quả
Người xin cấp lại chứng chỉ có trách nhiệm nộp các khoản phí và lệ phí theo quy định của pháp luật
Sau khi hoàn thành việc nộp các khoản phí và lệ phí, người xin cấp chứng chỉ có trách nhiệm đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Xây dựng theo đúng thời gian đã ghi tại giấy hẹn.
Chứng chỉ sẽ được ghi rõ là “cấp lại”, số chứng chỉ là số chứng chỉ cũ. Chứng chỉ chỉ được cấp lại 01 lần, có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp của chứng chỉ cũ. Thời hạn tiếp nhận và trả hồ sơ: Theo giờ hành chính các ngày làm việc.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng
Thời gian thực hiện: 10 ngày
6. Điều kiện hành nghề đào tạo môi giới kinh doanh bất động sản
Nội dung kiểm tra do cơ sở đào tạo tự biên soạn nhưng phải phù hợp với chương trình khung: kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn về môi giới bất động sản, thực hành và kiểm tra cuối khóa…
Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Bộ Xây dựng đã ban hành
Để được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản (cơ sở đào tạo), tổ chức phải đáp ứng các điều kiện về:
1. Tư cách pháp nhân (là các cơ sở đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp phép về đào tạo; doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký kinh doanh về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn…)
2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
3. Giảng viên: phải có ít nhất 30% giảng viên trong biên chế hoặc có
4. Tài liệu giảng dạy: phải có giáo trình giảng dạy và bộ đề kiểm tra có nội dung phù hợp với Chương trình khung.
5. Cơ sở thực hành: phải tổ chức cho học viên thực hành tại các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; tại các văn phòng môi giới bất động sản hoặc các sàn giao dịch bất động sản trong thời gian tối thiểu là 02 ngày.
6. Quản lý đào tạo: phải có bộ máy quản lý để tổ chức các khóa đào tạo, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan tới công tác đào tạo; có quy chế quản lý đào tạo; người phụ trách khóa học có kinh nghiệm 03 năm trở lên trong việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Hồ sơ đăng ký gồm:
1) Công văn gửi Bộ Xây dựng đề nghị được tổ chức đào tạo;
2) Quyết định thành lập đối với các tổ chức đào tạo được cấp có thẩm quyền thành lập; đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);
3) Bản kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, giấy tờ chứng minh về địa điểm tổ chức đào tạo (theo mẫu tại Phụ lục 7 của Thông tư này);
4) Tài liệu giảng dạy, bộ đề kiểm tra và Quyết định phê duyệt của Thủ trưởng cơ sở đào tạo;
5) Danh sách giảng viên (theo mẫu tại Phụ lục 8 của Thông tư này);
6) Bản kê khai của giảng viên về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 9 của Thông tư này), kèm theo bản sao hợp đồng giảng dạy hoặc hợp đồng lao động;
7)
8) Quy chế đào tạo.
Bộ Xây dựng kiểm tra hồ sơ (có thể kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo) và đối chiếu với quy định, ban hành văn bản công nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo (nếu đủ điều kiện). Văn bản này được gửi tới cơ sở đào tạo và Sở Xây dựng địa phương nơi đặt trụ sở chính của cơ sở đào tạo, đồng thời đưa lên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập hồ sơ lưu trữ sau mỗi khóa học ít nhất là 5 năm để phục vụ cho công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc cấp lại giấy chứng nhận cho học viên; gửi báo cáo kết quả đào tạo từng khóa học về Sở Xây dựng địa phương nơi đặt trụ sở chính và nơi tổ chức đào tạo để theo dõi quản lý