Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ? Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ?
Nhưu chúng ta đã biết giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép ngành nghề. Đây cũng là một trong những ngành nghề ít phổ biến đòi hỏi chuyên môn cao trong ngành. Để tìm hiểu về điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bạn đọc hãy theo dõi ngay dưới dây nhé.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 53. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ Luật đo đạc và bản đồ quy định cụ thể như sau:
1. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và có giá trị trong cả nước.
2. Mỗi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cấp cho một hoặc một số nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; công dân Việt Nam hành nghề đo đạc và bản đồ độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện; chứng chỉ có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
3. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Đã qua sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
4. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được phân thành 02 hạng sau đây:
a) Hạng I được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 05 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hạng II được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 02 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; cá nhân có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, có thời gian ít nhất là 03 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Thẩm quyền sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I;
b) Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II.
6. Việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ giữa Việt Nam với các nước được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được cấp lại trong trường hợp bị mất; cấp đổi trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc khi cá nhân có yêu cầu thay đổi thông tin trong chứng chỉ.
8. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bị thu hồi trong trường hợp người được cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 6 của Luật này.
9. Chính phủ ban hành Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; quy định về việc sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật; quy định thời hạn, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
Như vậy ta thây pháp luật đã có các quy định về điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ một cách cụ thể nhất. Theo đó các cá nhân hay tổ chức muốn hành nghề cần phải thực hiện và đáp ứng đầy đủ các điều kiện để dược cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ đây cũng chính là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài. Hiểu theo cách khác thì đây là loại giấy tờ hành nghề do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng các công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân của người được cấp không có mục đích cho phép được hành nghề.
2. Thủ tục để được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ:
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Về cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II
– Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cá nhân tham gia sát hạch.
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường
– Bước 3: Tổ chức sát hạch xét cấp chứng chỉ
+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng II.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ để tổ chức đánh giá hồ sơ, tổ chức sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật của cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề.
– Bước 4: Cấp chứng chỉ
Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký, cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
Trường hợp cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ nhưng chưa có kết quả sát hạch thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ tại thời điểm tổ chức sát hạch do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, Sở Tài nguyên và Môi trường phải thông báo, nêu rõ lý do không cấp chứng chỉ cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ.
2.2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm:
a. Thành phần hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 17 Phụ lục I Nghị định số 27/2019/NĐ-CP kèm theo 01 ảnh màu cỡ 4×6 cm có
nền màu trắng;
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp; giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề do cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định;
– Bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp theo Mẫu số 18 Phụ lục I Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;
– Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn sát hạch kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ gửi đến cơ quan cấp chứng chỉ theo một trong các hình thức sau:
a. Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b. Gửi 01 bộ hồ sơ giấy kèm theo tệp tin chứa hồ sơ theo hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
2.3. Cơ quan tiếp nhận và giải quyết:
Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam
2.4 Thời hạn giải quyết:
– Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải kết quả sát hạch và xét cấp chứng chỉ hành nghề, Thủ trưởng cơ quan có thẩm
quyền cấp chứng chỉ ký, cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
– Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ phải
thông báo, nêu rõ lý do không cấp chứng chỉ cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I.
Căn cứ pháp lý của TTHC.
– Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
– Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ./.