Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào? Cách tính hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định? Trợ cấp thôi việc với người công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là viên chức trong ngành Thư viện là đơn vị sự nghiệp công lập được 10 năm, đóng bảo hiểm xã hội cũng được 10 năm rồi nhưng nay tôi muốn xin nghỉ việc để chuyển ra làm tại công ty tư nhân theo nguyện vọng và được cơ quan của tôi đã đồng ý. Vậy sau khi tôi nghỉ thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Và nếu có thì cách tính như thế nào? Xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
1. Về việc bạn có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không?
Theo quy định tai khoản 1 Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” thì:
“Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1,2,3,5,6,7,9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Từ quy định của pháp luật hiện hành có thể thấy bạn được hưởng trợ cấp thôi việc ki đáp ứng các yêu cầu luật định. Đối với trường hợp của bạn:
Thứ nhất: Hợp đồng lao động giữa bạn và công ty đã được chấm dứt theo các khoản 1,2,3,5,6,7,9 và 10 Điều 36 của “Bộ luật lao động 2019”. Cụ thể hành vi của bạn là xin công ty cho nghỉ để ra làm việc tại công ty tư nhân theo nguyện vọng, thì việc bạn xin nghỉ sẽ thuộc khoản 9 Điều 36 : “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 37 của Bộ luật này”.
Thứ hai: Luật quy định người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng. Mà thời gian làm việc của bạn là 10 năm, bạn đã được đóng bảo hiểm xã hội cũng 10 năm, như thế có thể thấy bạn đã đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian luật định để hưởng trợ cấp.
thứ ba: Trường hợp của bạn là viên chức xin thôi việc theo nguyện vọng, bạn được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã được cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền đồng ý cho nghỉ việc. Ở đây, bạn xin nghỉ và đã được cơ quan đồng ý.
Như vậy, từ 3 điều trên, có thể thấy, việc bạn nghỉ việc là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, được sự đồng ý của cơ quan, do đó, bạn có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc.
2. Về cách tính trợ cấp thôi việc.
Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”:
“2.Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm lao động thất nghiệp theo quy định của luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3.Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Với điểm c, khoản 3, Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP
“Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm ( đủ 12 tháng) trừ trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng ½ năm, từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc”.
Theo đó, thời gian để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động thực té cho người sử dụng lao động, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Điều 39, Nghị định 29/2012/NĐ – CP có quy định về cách tính trợ cấp đối với viên chức, do bạn không nói rõ thời điểm bạn được tuyển dụng, làm việc là từ khi nào nên trợ cấp thôi việc của bạn sẽ được tính như sau:
“1.Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;
c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Luật sư
3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”
Mục lục bài viết
- 1 1. Chế độ hưởng trợ cấp thôi việc của công chức
- 2 2. Chi trả trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian thử việc
- 3 3. Tư vấn cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
- 4 4. Chế độ trợ cấp thôi việc đối với người làm việc tại đơn vị sự nghiệp
- 5 5. Thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc cho người lao động
- 6 6. Tư vấn điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động
- 7 7. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc
1. Chế độ hưởng trợ cấp thôi việc của công chức
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là công chức trong ngành giáo dục được 5 năm, đóng bảo hiểm xã hội cũng được 5 năm rồi nhưng nay tôi muốn xin nghỉ việc để chuyển ra làm tại công ty tư nhân theo nguyện vọng và được cơ quan của tôi đã đồng ý. Vậy:
– Sau khi tôi nghỉ thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không? và nếu có thì cách tính như thế nào?
– Trong trường hợp của tôi sau khi nghỉ việc nếu tôi muốn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần thì có được không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và nghỉ hưu đối với công chức:
“Điều 3. Trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc
Công chức được hưởng chế độ thôi việc quy định tại Nghị định này trong các trường hợp sau:
1. Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
2. Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức.”
Nếu trong trường hợp của bạn, việc bạn nghỉ việc theo nguyện vọng và được cơ quan đồng ý thì bạn thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc.
- Về mức hưởng trợ cấp thôi việc:
Theo Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và nghỉ hưu đối với công chức:
“Điều 5. Trợ cấp thôi việc
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.”
Theo như bạn trình bày, bạn đã làm công chức được 5 năm nên được hưởng mức trợ cấp tương đương là 2,5 tháng lương hiện hưởng.
- Về việc hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:
Theo quy định khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Trong trường hợp của bạn, do bạn xin nghỉ việc để ra làm cho công ty tư nhân thì bạn không thuộc trường hợp thuộc hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
2. Chi trả trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian thử việc
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi văn phòng luật sư! Về vấn đề chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian thử việc, mình rất đang băng khoăn như sau: Công ty mình đang hoàn trả 22% BHTN,BHXH, BHYT chi trả cùng lúc với kỳ trả lương trong thời gian thử việc và sau này khi nghỉ việc thì sẽ không hoàn trả trợ cấp thôi việc trong thời gian thử việc, như thế là đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Như vậy trong khoảng thời gian thử việc, người lao động thuộc đối tượng không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp này phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bên cạnh việc trả lương theo công việc theo quy định tại Điều 186 “Bộ luật lao động 2019”:
Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
Theo như Quyết định 959/QĐ-BHXH thì công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền tương đương với tỷ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc phần trách nhiệm của công ty là 22% (bao gồm: bảo hiểm xã hội 18%, bảo hiểm y tế 3%, bảo hiểm thất nghiệp 1%).
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định về vấn đề trợ cấp thôi việc:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Như vậy, mức 22% là mức mà bên phía chủ sử dụng lao động đã chi trả cho bạn thay cho việc đóng bảo hiểm bao gồm đóng bảo hiểm thất nghiệp, việc công ty áp dụng thời gian tính như vậy là không sai.
3. Tư vấn cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi đang có 01 trường hợp thử việc 01 tháng (01/12/2014 đến 31/12/2014). Sau đó đã được ký hợp đồng 12 tháng và 24 tháng cho đến nay. Đến 31/12/2016 bạn đó có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động. Xin văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề trợ cấp thôi việc cho bạn đó 01 tháng thử việc như thế nào cho hợp lệ và đúng. Còn thời gian ký hợp đồng tiếp theo bạn đó đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên không cần trợ cấp thôi việc nữa. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định về việc chi trả trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:
“3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”
Như vậy, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động bao gồm cả thời gian thử việc, trường hợp có tháng lẻ từ đủ 01 đến 06 tháng thì được tính bằng ½ năm. Theo quy định cứ mỗi năm làm việc được hưởng ½ tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng. Trường hợp người lao động bên bạn được tính ½ năm thì chỉ được ½ của nửa tháng tiền lương bình quân của 06 tháng trước khi nghỉ việc.
4. Chế độ trợ cấp thôi việc đối với người làm việc tại đơn vị sự nghiệp
Tóm tắt câu hỏi:
Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành ủy, nhưng không sử dụng ngân sách nhà nước. Tháng 10/2015, cơ quan có ký hợp đồng 1 năm với 1 bạn, đến 30/9/2016 (kết thúc hợp đồng 1 năm). Xin hỏi đối với trường hợp này có được nhận trợ cấp thôi việc không (bởi vì từ khi ký hợp đồng 1 đã đóng đầy đủ các loại BH như: BHXH, BHYT, BHTN). Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”, chế độ trợ cấp thôi việc như sau:
– Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của “Bộ luật lao động 2019” thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Theo như bạn trình bày, người lao động làm việc từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016, thời gian này được đóng bảo hiểm thất nghiệp thì khi người lao động nghỉ việc, đơn vị không phải chi trả trợ cấp thôi việc mà người lao động sẽ làm hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.
5. Thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! em muốn luật sư tư vấn giúp em về việc chi trả trợ cấp thôi việc mà công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang đã trả cho người lao động. Thời gian người lao động làm việc tại công ty từ ngày 6/7/1995 đến 31/12/2008 là 13 năm 6 tháng = 13,5 năm x 4.681.200 x 1/2 = 31.598.100 đ. Theo điểm c khoản 3 điều 14
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, thì người lao động làm việc tại công ty Nha Trang từ ngày 6/7/1995 đến 31/12/2008 là 13 năm 6 tháng. Và phía công ty tính cho bạn thời gian hưởng trợ cấp thôi việc là 13,5 năm. Trong trường hợp này, phía công ty tính như vậy là không có căn cứ pháp lý. Bởi:
Theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của “Bộ luật lao động 2019” thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Như vậy, theo quy định này, khi bạn nghỉ việc mà đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. Với mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Tuy nhiên, thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, bạn có thể dựa vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình để tính chính xác thời gian được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ở đây, khi tính trợ cấp thôi việc nếu có tháng lẻ sẽ được tính theo khoản 3 Điều 14
“a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”
Theo đó, đối với tháng lẻ từ 01 đến dưới 06 tháng sẽ được tính bằng 1/2 năm làm việc, còn từ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. Ở đây, bạn nêu thời gian bạn được hưởng trợ cấp thôi việc là 13 năm 5 tháng 24 ngày đối chiếu với quy định trên thì bạn có tháng lẻ là 5 tháng 25 ngày. Theo quy định trên thì thời gian tháng lẻ để tính trợ cấp thôi việc là tính theo tháng. Do đó, thời gian thôi 13 năm 5 tháng 25 ngày sẽ được tính là 14 năm.
Vì thế, việc công ty bạn không chịu và nói là do tháng 7 làm không đủ tháng nếu tìm được giấy tờ nào chứng minh là làm từ ngày 01/07/1995 thì công ty mới sửa lại quyết định là không đúng quy định. Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn khiếu nại đến Phòng lao động thương binh xã hội để được xem xét, giải quyết.
6. Tư vấn điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật Dương Gia giải đáp thắc mắc của tôi như sau: Tôi sinh 8/1958 có 39 năm công tác trong đó 10 năm phục vụ trong quân đội, 29 năm làm việc tại 1 doanh nghiệp Nhà nước. Nay tôi có ý định xin chấm dứt HĐLĐ nhưng có người góp ý với tôi rằng nếu tôi làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ vào thời điểm này (tháng 10/ 2017 tức thời giam làm việc của tôi còn lại không đủ 12 tháng) doanh nghiệp nơi tôi công tác sẽ không còn nghĩa vụ thanh toán tiền hỗ trợ thôi việc cho tôi nữa như vậy có đúng không? Rất mong Luật Dương Gia giúp đỡ. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” về trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc là bạn phải chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” đồng thời có thời gian làm việc liên tục tại công ty từ 12 tháng trở lên.
Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của “Bộ luật lao động 2019”.
Luật sư tư vấn điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động:1900.6568
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của “Bộ luật lao động 2019”; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Bạn không nói rõ bạn đã làm viêc tại công ty từ thời điểm nào nên chưa thể khẳng định bạn có đủ điều kiện làm việc liên tục 12 tháng tại công ty hay không? Bạn cần lưu ý phải đáp ứng được điều kiện này thì công ty nơi bạn đang công tác có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian bạn đã làm việc thực tế cho công ty trừ đi thời gian bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được công ty chi trả trợ cấp thôi việc.
Do đó, bạn xác minh lại thời gian bạn làm việc tại công ty là như thế nào? Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian được chi trả tiền trợ cấp thôi việc? Từ đó xác định khoảng thời gian còn lại thì công ty sẽ có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho bạn.
7. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp em một việc với ạ. Em có người thân tham gia công tác tại Ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam cấp huyện từ tháng 7 năm 2007, trong một lần đi công tác (tháng 4 năm 2017), anh ấy bị tai nạn giao thông, bị chấn thương cột sống và không có khả năng hồi phục, đến tháng 12 năm 2017, anh ấy có đơn xin nghỉ việc và được huyện ủy chấp thuận có quyết định cho thôi việc từ ngày 01/01/2018. Luật sư cho em xin hỏi với trường hợp của anh ấy có được thanh toán tiền trợ cấp thôi việc không ạ. Em xin trân thành cảm ơn./.
Luật sư tư vấn:
Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tổ chức chính trị – xã hội của nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Bạn không nói rõ người thân bạn là cán bộ, công chức, viên chức hay người lao động làm việc theo hợp đồng. Vì vậy tôi xin đưa ra các quy định về việc hưởng trợ cấp thôi việc của các đối tượng nêu trên như sau:
– Đối tượng là công chức:
Khoản 1 Điều 59 Luật Cán bộ, Công chức 2008 quy định:
“Điều 59. Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.”
Theo như bạn trình bày, người thân của bạn thuộc đối tượng điều chỉnh của điểm b, tức là người đó có nguyện vọng được nghỉ việc do gặp vấn đề về sức khỏe và được cấp có thẩm quyền là Huyện ủy đồng ý. Về cách tính trợ cấp thôi việc, bạn vui lòng tham khảo Điều 2 tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
– Đối tượng là Viên chức:
Điều 45 Luật Viên chức 2010 quy định:
“Điều 45. Chế độ thôi việc
1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.”
Nếu người thân của bạn là Viên chức thì anh/ chị ấy sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh tại Khoản 1 Điều này. Bạn vui lòng tham khảo quy định tại Điều 39 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
– Đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động:
Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Mặt khác, Khoản 3 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động có quy định “hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”, tương ứng với trường hợp của người thân bạn.
Như vậy, trong cả ba trường hợp, người thân của bạn đều được nhận trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.