Điều kiện của quyền liên quan được bảo hộ? Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ?
Hiện nay sự phát triển của nền kinh tế cũng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa và các tác phẩm, hiện nay với công nghệ 4.0 thì vấn đề tiếp cận các nguồn thông tin qua mạng ngày càng phổ biến, trong đó không thể không nói tới những cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh và điều được quan tâm ở đây chính là làm sao để bảo vệ tối đa sản phẩm của họ.
Căn cứ dựa trên quy định của
Cơ sở pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019
1. Điều kiện của quyền liên quan được bảo hộ
Căn cứ theo quy định tại điều 16. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể:
1. Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).
2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).
4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).
Tổ chức, cá nhân sau được bảo hộ quyền liên quan:
Như chúng ta đã biết thì đối với các hoạt động của các chủ thể quyền liên quan chính là hành vi sử dụng tác phẩm đó. đây được xem là người tổ chức sản xuất băng đĩa ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn, tổ chức phát sóng buổi biểu diễn và các chủ thể khác sử dụng tác phẩm như ca sĩ, nghệ sĩ trình bày thơ, cá nhân hay tổ chức sản xuất đĩa ghi hình đề định hình một hoặc nhiều tác phẩm hội họa… Bên cạnh các quyền được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các chủ thể sử dụng tác phẩm còn có các nghĩa vụ đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
– Người biểu diễn, gồm: diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật. Người biểu diễn là người thực hiện các hoạt động sáng tạo trong việc thể hiện, để đưa các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của các tác giả đến công chúng. Trong trường hợp họ đồng thời là người đầu tư tài chính, các điều kiện vật chất khác quyết định việc hình thành cuộc biểu diễn thì họ là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn và được hưởng các quyền tài sản. Nếu họ không là người đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất thì họ chỉ được hưởng các quyền nhân thân, còn các quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu quyền biểu diễn, đó là chủ thể dưới đây.
– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Đó là tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.
– Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, đó là các tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác. Chủ thể quyền đối với bản ghi âm, ghi hình là những cá nhân, tổ chức đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất khác quyết định việc hình thành bản ghi âm, ghi hình. Họ là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình và được hưởng các quyền tài sản đối với bản ghi âm, ghi hình.
– Tổ chức phát sóng, là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng. Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng do mình thực hiện. Tổ chức phát sóng bao gồm các đài phát thanh, đài truyền hình.
kết luận: Như vậy từ quy định trên chúng ta có thể thấy đúng như tên gọi của nó, quyền liên quan có mối liên hệ mật thiết với quyền tác giả mà biểu hiện dễ thấy nhất là việc tác phẩm đã được tác giả sáng tạo chính là cơ sở để các chủ thể quyền liên quan tiến hành các hoạt động nghề nghiệp của mình mà từ đó phát sinh các quyền này. pháp luật nêu ra điều kiên về quyền liên quan được pháp luật Việt Nam đề cập đến bằng phương pháp liệt kê, mặc dù với phương pháp này còn liệt kê chưa đủ nhưng cũng phần nào đề cập được một số khía cạnh quan trọng và theo đó những đối tượng phải đáp ứng những tiêu chí và điều kiện chung khi bảo hộ quyền liên quan theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định.
2. Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ
Căn cứ theo quy định tại điều 17. Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể:
1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Như vậy chúng ta có thể thấy như trên chúng ta thấy pháp luật quy định cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp cuộc biểu diễn và bản ghi âm ghi hình. đối với hai trường hợp này thì pháp luật sẽ có quy định cụ thể để điều chỉnh cũng giống như các quyền sở hữu trí tuệ khác, quyền liên quan đến quyền tác giả cũng được pháp luật quy định về thời hạn bảo hộ cụ thể. Theo đó, quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
Quyền của nhà sản xuất bản đối với bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ thời gian được tính laf 50 năm, tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố theo quy định. Trong đó có thể thấy quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. Thời hạn bảo hộ về quyền liên quan đến quyền tác giả được xác định sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Đối tượng được bảo hộ về quyền liên quan như trên có thể thấy đối với tính chất này của quyền liên quan được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, nó có thể là kết quả của lao động sáng tạo và mang dấu ấn cá nhân. Chẳng hạn, việc trình bày bài hát của ca sĩ, trình bày bản nhạc không lời của nghệ sĩ piano luôn mang tính sáng tạo và mang đậm dấu ấn cá nhân.
Bên cạnh đó pháp luật còn có quy định đối với tính nguyên gốc của quyền liên quan còn được thể hiện ở việc quyền liên quan chỉ được xác định theo các đối tượng của quyền liên quan được tạo ra lần đầu tiên . Tính nguyên gốc của quyền liên với mục đích có thể để xác định được ai là chủ thể của quyền liên quan và theo đó xác định được hành vi xâm phạm của quyền liên quan đối với tác phẩm đó. Theo quy định thì tất cả các bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn hay các chương trình phát sóng nếu không mang tính gốc đều bị coi là sự sao chép và không được thừa nhận quyền liên quan đến đối tượng đó.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Điều kiện và các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.