Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định:
“1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp
thông báo , tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”
– Tòa án chỉ tuyên bố một người mất tích khi có đầy đủ các điều kiện sau:
+) Biệt tích từ hai năm liền trở lên tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người biệt tích. Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
+) Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Theo quy định tại Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích trong sáu tháng liền trở lên. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định chấp nhận đơn yêu cầu và ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp.
>>> Luật sư
+) Người có quyền, lợi ích liên quan có yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích đối với người biệt tích đó. Người có quyền, lợi ích liên quan là người có quyền, lợi ích liên quan đến việc tuyên bố người kia mất tích, nghĩa là có mối quan hệ nhất định đối với người bị tuyên bố mất tích.
– Hậu quả pháp lý khi tuyên bố một người mất tích
+) Khi vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
+) Tài sản của người bị tuyên bố mất tích: Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích. Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý tài sản.