Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất tại Việt Nam, đã hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vậy đâu không phải là điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc với các thể văn minh
B. Đất đai phì nhiêu, máu tử, có nhiều sông lớn
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi
D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp
Đáp án: D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp
Giải thích:
Trong quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, các yếu tố tự nhiên đã đóng vai trò quan trọng.
- Vị trí địa lí: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhờ vào vị trí địa lí thuận lợi, nằm trên các tuyến đường giao lưu quan trọng, giúp tiếp xúc và học hỏi từ các nền văn minh khác.
- Đất đai màu mỡ: Sự phì nhiêu của đất đai cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi, làm nền tảng cho sự thịnh vượng của nền văn minh.
- Khí hậu thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của khu vực tạo điều kiện lý tưởng cho việc trồng trọt, đặc biệt là các loại cây lương thực như lúa nước, góp phần vào sự ổn định và phát triển của nền văn minh.
- Địa hình núi: Mặc dù địa hình chủ yếu là núi đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và độc đáo, nhưng nó không phải là yếu tố chính hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Địa hình núi có thể đã góp phần tạo nên những pháo đài tự nhiên và khu vực phòng thủ, nhưng không trực tiếp hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp và giao lưu văn hóa như các yếu tố khác.
Đáp án D là phù hợp với câu hỏi về yếu tố không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
2. Các cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
- Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, và sông Cả, nơi ngày nay là vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống sông bồi đắp phù sa, tạo ra các vùng đồng bằng màu mỡ, giúp cư dân sớm định cư và phát triển nông nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm nóng, ẩm và mưa nhiều theo mùa tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi.
- Sự phân hóa xã hội với sự xuất hiện của các tầng lớp như quý tộc, nông dân và nô tỳ, trong đó quý tộc có thế lực, nông dân chiếm đại đa số và là lực lượng sản xuất chính, còn nô tỳ là tầng lớp thấp kém nhất.
- Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ cuốc sang cày, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và là cơ sở cho sự phát triển của nền văn minh.
- Quá trình giao lưu và trao đổi sản vật giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ đã hình thành mối liên kết xã hội, tạo nền tảng cho sự hình thành nhà nước.
- Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội nguyên thủy và sự phân hóa xã hội, dẫn đến ra đời của nhà nước.
- Các làng mạc sống thành từng cộng đồng, giúp nhau trong việc trị thủy, làm thủy lợi, khai hoang và trồng lúa nước, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền văn minh.
3. Bài tập vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên
B. Thờ Đức Phật
C. Sùng bái tự nhiên
D. Tín ngưỡng phồn thực.
Đáp án: B. Thờ Đức Phật
Giải thích:
Người Việt cổ có tín ngưỡng thờ mặt trời, thờ vật tổ (Chim Lạc, Giao Long), sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu, thờ người có công dựng nước và giữ nước (Sách giáo khoa trang 92).
Câu 2: Văn học thời kì Văn Lang – Âu Lạc là nền văn học
A. Chữ viết
B. Chữ Hán
C. Truyền miệng
D. Chữ Quốc ngữ
Đáp án: C. Truyền miệng
Giải thích:
Văn học thời kì Văn Lang – Âu Lạc là nền văn học truyền miệng với nhiều chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích như “Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng Bánh chưng bánh giầy”,….(Sách giáo khoa trang 92).
Câu 3: Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
A. Thờ Chúa
B. Ăn trầu.
C. Nhuộm răng
D. Xăm mình
Đáp án: A. Thờ Chúa
Giải thích:
Người Việt cổ có tục uống nước chè, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình….(Sách giáo khoa trang 91).
Thờ Chúa không phải là phong tục truyền thống của người Việt.
Câu 4: Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. Cá
B. Rau
C. Thịt
D. Gạo
Đáp án: D. Gạo
Giải thích:
Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là gạo nếp (Sách giáo khoa trang 91).
Câu 5: Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Hùng Vương
B. Trưng Vương
C. Ngô Vương
D. An Dương Vương
Đáp án: D. An Dương Vương
Giải thích:
Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương (Sách giáo khoa trang 89).
Câu 6: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở
A. Phong Châu
B. Cổ Loa
C. Thăng Long
D. Đại La
Đáp án: A. Phong Châu
Giải thích:
Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ). (Sách giáo khoa trang 89)
Câu 7: Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
A. Phù Nam
B. Chăm-pa
C. Âu Lạc
D. Văn Lang
Đáp án: D. Văn Lang
Giải thích:
Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, mặc dù còn sơ khai, chưa có luật pháp, nhưng tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống (Sách giáo khoa trang 89).
Câu 8: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?
A. Kinh tế thương mại đường biển
B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước
C. Kinh tế thủ công nghiệp
D. Kinh tế thương mại đường bộ
Đáp án: B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước
Giải thích:
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước (Sách giáo khoa trang 89).
Câu 9: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Óc Eo
B. Văn Hóa Phùng Nguyên
C. Văn hóa Đồng Đậu
D. Văn hóa Gò Mun
Đáp án: A. Văn hóa Óc Eo
Giải thích:
Được hình thành trên cơ sở tiếp nối nền văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), văn Minh Văn Lang # Âu Lạc nằm trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn đã phát triển trong thời đại kim khí. (Sách giáo khoa trang 89)
Văn hóa Óc Eo không phải là cội nguồn của văn minh Âu Lạc.
Câu 10: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Đông Sơn
B. Văn hóa Óc Eo
C. Văn hóa Sa Huỳnh
D. Văn hóa Hòa Bình
Đáp án: A. Văn hóa Đông Sơn
Giải thích:
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc thuộc nền văn hóa Đông Sơn (Sách giáo khoa trang 88).
Câu 11: Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm người nào?
A. Nam Á và Thái – Ka-đai
B. Mường và Mông – Dao
C. Nam Đảo và Mường
D. Mông Cổ và Mãn
Đáp án: A. Nam Á và Thái – Ka-đai
Giải thích:
Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm người Nam Á và Thái – Ka-đai (Sách giáo khoa trang 88).
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
B. Giàu có về khoáng sản
C. Hệ thống sông ngòi dày đặc
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác
Đáp án: D. Đất đai khô cằn, khó canh tác
Giải thích:
Cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
– Có hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Hồng, sông Mã, sông Cả… bồi đắp nên những vùng đồng bằng phù sa màu mỡ. Đất đai tơi xốp, dễ canh tác.
– Giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì…)
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, lượng nước ngọt dồi dào.
THAM KHẢO THÊM: