Công ty đại chúng là gì? Điều kiện trở thành công ty đại chúng? Đăng ký công ty đại chúng? Điều kiện để công ty đại chúng được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán?
Công ty đại chúng là loại hình công ty xuất hiện khá muộn ở Việt nam. Các nhà làm luật bắt đầu thiết lập cơ chế pháp lý riêng biệt để điều chỉnh hoạt động của công ty đại chúng đã bắt đầu từ khi
Luật sư
Căn cứ pháp lý: Luật chứng khoán 2019
1. Công ty đại chúng là gì?
Theo quy định tại Điều 32 Luật chứng khoán 2019, có thể hiểu công ty đại chúng là công ty cổ phần nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
– Là công ty có số vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu 10% số cổ phiếu là cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn trong công ty nắm giữ.
– Là công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua việc đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật chứng khoán 2019.
Như vậy, nếu công ty cổ phần đáp ứng được một trong hai điều kiện trên thì có thể được coi là công ty đại chúng. Có thể hiểu đơn giản rằng công ty đại chúng là công ty cổ phần có quy mô và độ phổ biến đủ lớn để đạt được tính là đại chúng, quy mô và độ phổ biến đủ lớn ở đây được hiểu trên 2 khía cạnh là vốn điều lệ thực góp và số lượng cổ đông của công ty. Trong đó, theo quy định của pháp luật thì số vốn điều lệ thực góp ít nhất là 10 tỷ đồng và có số cổ phiếu có quyền biểu quyết tối thiểu là 10% cổ phiếu, do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn trong công ty nắm giữ.
2. Điều kiện trở thành công ty đại chúng
– Thứ nhất, phải là công ty cổ phần đã thực hiện một trong các thủ tục sau:
+ Đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng thông qua việc đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và phải đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong vòng một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán lần đầu.
+ Đã có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
+ Đã có 10% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn trong công ty và không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên và đã nộp hồ sơ công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nắm giữ.
– Thứ hai, về vốn điều lệ: Công ty đại chúng phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên.
– Thứ ba, về năng lực sản xuất kinh doanh: Công ty đại chúng phải có năng lực sản xuất kinh doanh có lãi 1 năm trước khi chào bán ra thị trường, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán ra thị trường.
– Thứ tư, về tính đại chúng: Công ty đại chúng phải có tối thiểu 100 nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết không phải là cổ đông lớn trong công ty và không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính.
Như vậy, để có thể trở thành công ty đại chúng trước hết phải là công ty cổ phần đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, có có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Nhà nước, có tối thiểu 10% số cổ phiếu là cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn trong công ty nắm giữ và đáp ứng đủ các điều kiện về vốn điều lệ, năng lực sản xuất kinh doanh và điều kiện về tính đại chúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Đăng ký công ty đại chúng
Khi đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành công ty đại chúng thì công ty đó sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để đăng ký. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật chứng khoán 2019 thì hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bao gồm:
– Giấy đăng ký công ty đại chúng;
– Điều lệ của công ty;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản công bố thông tin về công ty đại chúng bao gồm các thông tin sau: thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức bộ máy công ty, thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty, thông tin về bộ máy quản lý, thông tin về cơ cấu cổ đông của công ty, thông tin về tài sản công ty, thông tin về tình hình tài chính và các thông tin khác theo quy định của pháp luật;
–
Trong trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, công ty chưa có báo cáo tài chính năm gần nhất do thời gian hoạt động chưa đủ năm tài chính theo quy định của pháp luật thì Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán trong hồ sơ đăng ký công ty đại chúng được thay thế bằng Báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập.
– Danh sách cổ đông của công ty.
Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của công ty thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, đồng thời công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có trách nhiệm công bố thông tin về công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán.
4. Điều kiện để công ty đại chúng được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
4.1. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội
Công ty đại chúng được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Là công ty cổ phần có vốn điều lệ thực góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán của công ty;
– Là công ty có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết). Tỷ lệ lợi nhuận của công ty sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán tối thiểu là 5%; công ty không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm và không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; công ty tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính;
– Có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn của công ty nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
– Cổ đông của công ty đại chúng phải là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty. Cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty đại chúng phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu của Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
– Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định của pháp luật.
4.2. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Công ty đại chúng được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Là công ty cổ phần có vốn điều lệ thực góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán của công ty;
– Là công ty có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết). Tỷ lệ lợi nhuận của công ty sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; công ty không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết; công ty tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính;
– Phải công khai mọi khoản nợ của công ty đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan trong công ty;
– Có tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông nhưng không phải cổ đông lớn của công ty nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
– Cổ đông của công ty đại chúng phải là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty. Cổ đông lớn của công ty là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại điện nắm giữ;
– Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định của pháp luật.