Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm cai nghiện điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ. Quy định về thành lập trung tâm cai nghiện.
Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện được cấp cho cơ sở cai nghiện hoạt động dưới dạng sau:
– Điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ;
– Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện;
Với từng quy trình trên có điều kiện cấp giấy phép là khác nhau. Với cơ sở mới thành lập chỉ cấp giấy phép hoạt động đối với quy trình điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe và cho cả ba quy trình trên.
Với hoạt động điều trị cắt cơn, giải đôc phục hồi sức khỏe thì cơ sở phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 5 Nghị định 147/2003/NĐ-CP và
Mục lục bài viết
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
– Khu vực chuyên môn phải đảm bảo có nơi tiếp nhận người nghiện, cắt cơn giải độc, cấp cứu, theo dõi sau cắt cơn, phục hồi sức khoẻ, xét nghiệm và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế. Cụ thể, diện tích tối thiếu sử dụng mỗi loại phòng như sau:
+ Phòng tiếp nhận phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 12m2, để làm thủ tục tiếp nhận, kiểm tra, khám sức khỏe ban đầu cho người đến cai nghiện ma túy; lập hồ sơ bệnh án và phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe.
+ Phòng xét nghiệm: diện tích sử dụng tối thiểu 10m2.
+ Phòng cắt cơn, giải độc, cấp cứu: diện tích sử dụng tối thiểu 5m2/người cai nghiện.
+ Phòng theo dõi sau cắt cơn, phục hồi sức khỏe: diện tích sử dụng tối thiểu 5m2 trên một người cai nghiện; có các tiện nghi sinh hoạt thông thường (nhà vệ sinh chung; giường, chiếu, chăn, màn riêng cho mỗi người), đảm bảo thời gian lưu người cai nghiện ma túy tối thiểu là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu cắt cơn, giải độc.
Trường hợp cai nghiện cho người nghiện ma túy là người chưa thành niên, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm; người đã cai nghiện nhiều lần hoặc người có hành vi gây rối trật tự công cộng trong thời gian cai nghiện thì phải có phòng riêng.
– Có đủ điện, nước, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, hệ thống xử lý nước thải, chất thải theo quy định;
– Có đủ trang thiết bị y tế để thực hiện việc cắt cơn, giải độc, theo dõi sức khoẻ và phục hồi sức khoẻ sau cắt cơn, giải độc theo đúng quy định của Bộ Y tế.
+ Về trang thiết bị y tế: có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để khám, xét nghiệm; thực hiện điều trị cắt cơn, giải độc; theo dõi và phục hồi sức khỏe sau cắt cơn, giải độc qui định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT.
+ Có tủ đựng thuốc: Đủ thuốc hỗ trợ cắt cơn, giải độc; cơ số chống sốc phản vệ; Thuốc cấp cứu và các loại thuốc cần thiết khác. Các thuốc trên được dự trù, mua, vận chuyển, bảo quản, sử dụng thanh lý theo qui định của Bộ Y tế.
– Có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là người chưa thành niên, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm; người đã cai nghiện nhiều lần hoặc người có hành vi gây rối trật tự công cộng trong thời gian cai nghiện;
– Có biện pháp, phương tiện bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ sức khoẻ, an toàn tính mạng của cán bộ, nhân viên và người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện;
– Đảm bảo điều kiện ăn, ở, sinh hoạt hợp vệ sinh cho người cai nghiện ma túy.
2. Điều kiện về nhân sự:
– Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và đã được tập huấn về công tác cai nghiện ma túy;
– Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sĩ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ mười hai tháng trở lên;
– Có đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn tâm lý, đã có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Đối với người làm công tác bảo vệ phải có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ;
– Người làm việc tại cơ sở cai nghiện tự nguyện phải có hồ sơ, lý lịch rõ ràng, không thuộc đối tượng cấm hành nghề.
3. Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm cai nghiện:
Hồ sơ thành lập theo Điều 10 Nghị định 94/2011/NĐ-CP:
– Đơn đề nghị cấp phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
– Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở đề nghị cấp phép theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 3 sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 94/2011/NĐ-CP.
– Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở cai nghiện tự nguyện do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở đề nghị cấp phép theo quy định tại khoản 2 Điều 3 sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 94/2011/NĐ-CP.
– Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện quy định với cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ;
Nới tiếp nhận hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Thời hạn tổ chức thẩm định và tổng hợp kết quả: 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Thời hạn cấp giấy phép hoạt động: 20 ngày kể từ ngày kể từ ngày Bộ lao động – thương binh và xã hội nhận hồ sơ hợp lệ.
4. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi khi muốn cấp giấy phép hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thì thủ tục quy định như thế nào? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 94/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thì thủ tục cấp giấy phép hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện được quy định như sau:
* Trình tự thực hiện:
– Thẩm định, xem xét hồ sơ đơn vị đề nghị cấp Giấy phép hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện trình UBND tỉnh phê duyệt và đề nghị Bộ Lao động – Thương binh xã hội quyết định.
* Thành phần hồ sơ:
– Đơn xin cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện;
– Hồ sơ xác nhận của người đứng tên xin thành lập cơ sở cai nghiện, bao gồm:
+ Sơ yếu lý lịch các nhân có ảnh chân dung cỡ (4×6 cm) và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đăng ký hộ khẩu thường trú;
+ Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở khám, chữa bệnh cấp huyện trở lên cấp;
– Tài liệu chứng minh đảm bảo đủ các điều kiện của từng nội dung theo quy định;
– Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề;
– Các cơ sở đã thành lập thì ngoài các quy định này, trong hồ sơ phải có bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
* Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 02 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
5. Xử phạt hành vi thành lập trung tâm cai nghiện không có giấy phép:
Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy được cấp cho cơ sở cai nghiện theo từng nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi theo Điều 3 Nghị định 94/2011/NĐ-CP bao gồm:
– Điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ;
– Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách;
– Lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng và chống tái nghiện;
Với từng quy trình trên có điều kiện cấp giấy phép là khác nhau. Với cơ sở mới thành lập chỉ cấp giấy phép hoạt động đối với quy trình điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe và cho cả ba quy trình trên.
Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 4 Nghị định 94/2011/NĐ-CP bao gồm:
– Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy; phân biệt đối xử đối với người cai nghiện ma túy.
– Tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động.
– Cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác.
– Áp dụng các phương pháp điều trị, sử dụng thuốc để điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy khi chưa được Bộ Y tế cấp phép.
– Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấp phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
– Quảng cáo không đúng hoặc quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
– Sử dụng đất đai của cơ sở cai nghiện sai mục đích.
– Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện mà không được cấp giấy phép hoạt động là một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật. Theo đó, tổ chức vi phạm hành vi này sẽ bị xử phạt theo khoản 5 Điều 20, khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi:
Thực hiện việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế khi không đủ điều kiện hoặc chưa được cấp giấy phép hoạt động.
Hoặc phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. Biện pháp khắc phục hậu quả là định chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.