Điều kiện vốn pháp định đối với hoạt động cho thuê lại lao động? Các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao động? Hoạt động cho thuê lại lao động cần những thủ tục như thế nào? Khi nào công ty không được phép cho thuê lại lao động? Xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động?
Khi xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó các doanh nghiệp ngày càng tăng nhu cầu lao động cũng tăng lên nhưng không phải các doanh nghiệp khi nào có nhu cầu cũng có được lao động. Do đó đã ra đời các doanh nghiệp chuyên về cho thuê lại lao động, loại hình doanh nghiệp này cũng được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan, Doanh nghiệp này có thuê mướn lao động theo hợp đồng tuy nhiên không sử dụng lao động đó mà sẽ cung ứng người lao động đã ký kết đó sang cho công ty có nhu cầu về lao động. Nhưng pháp luật quy đinh về điều kiện kinh doanh cho thuê lại lao động như thế nào? Luật Dương gia xin đưa ra một số quy định của pháp luật có liên quan như sau:
Luật sư
Thứ nhất: Điều kiện cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Để được phép kinh doanh cho thuê lại lao động thì chủ thể đó phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư và trong Giấy phép kinh doanh phải có nghành ghề kinh doanh cho thuê lại lao động thì mới được phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Về ký quỹ:
Đối với hoạt động cho thuê lại lao động thì Doanh nghiệp đó phải thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật và số tiền ký quỹ phải đáp ứng được từ hai tỉ đồng và vốn trong điều lê công ty không được thấp hơn vốn pháp định đó. Như vậy vốn pháp định phải bằng hoặc là lớn hơn vốn do luật quy định ký quỹ.
– Khi nộp hồ sơ phải chứng minh được vốn pháp định và bao gồm những giấy tờ sau:
+) Trường hợp là công ty cổ phần thì phải có Biên bản góp vốn của những cổ đông sáng lập công ty hay là các thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải có quyết định giao vốn của công ty, còn đối với Doanh nghiệp tư nhân thì cần phải có bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đó.
+) Nếu doanh nghiệp thực hiện góp vốn bằng tiền mặt thì phải có văn bản chứng minh bên ngân hàng cung cấp như văn bản xác nhận của bên ngân hàng thương mại về vấn đề doanh nghiệp đó đã nộp tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
+) Nếu doanh nghiệp góp vốn không phải bằng tiền mặt mà góp vốn bằng tài sản thì phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về định giá tài sản tại Việt Nam để xác định dược tài sản đó có giá trị bao nhiêu để đưa vào góp vốn đã đủ theo quy định của pháp luật và những giấy tờ đó phải còn giá trị hiệu lực cho đến khi nộp thủ tục hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+) Trường hợp Doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh nhưng chưa có ngành nghề kinh doanh cho thuê lại lao động mà muốn bổ sung nghành ghề này thì Doanh nghiệp đó cần có giấy xác nhận của tổ chức kiểm toán nhà nước về số vốn hiện có của Doanh nghiệp có trong báo cáo tài chính gần nhất tại thời điểm làm thủ tục của doanh nghiệp.
– Trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài cùng với doanh nghiệp Việt Nam thì cần có điều kiện sau: Có vốn định không dưới mười tỉ và có đăng kí kinh doanh về lĩnh vực cho thuê lại doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải đã kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này là năm năm. Tất cả những văn bản đó phải được dịch ra tiếng Việt có công chứng chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về người đứng đầu:
Để hoạt động kinh doanh được cho thuê lại doanh nghiệp thì ngoài vốn pháp định thì người đứng đầu doanh nghiệp đó cũng phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật như sau: Không bị mất năng lực hành vi dân sự, lý lịch cụ thể, rõ ràng và bắt buộc phải có kinh nghiệm ba năm trở lên đối với lĩnh vực này, vấn đề này được chứng minh thông qua những yếu tố sau: Hợp đồng làm việc về điều hành, quản lý hoạt động dịch vụ cho thuê hoặc cung ứng lao động tại các doanh nghiệp khác.
Về trụ sở:
Ngoài ra còn cần đáp ứng về điều kiện trụ sở, văn phòng, chi nhánh công ty cần đáp ứng ổn đinh không thay đổi địa chỉ ít nhất hai năm.
Thứ hai: Hồ sơ xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Hồ sơ cần nộp khi yêu cầu cấp giấy phép cho thuê lại lao động bao gồm những giấy tờ, hồ sơ sau:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, giấy đề nghị này sẽ theo mẫu quy định, người yêu cầu sẽ điền đầy đủ thông tin theo tờ khai.
– Ngoài ra còn cần thêm những văn bản để chứng minh vốn pháp định theo quy định pháp luật, để làm căn cứ đã đủ vốn theo quy định.
– Giấy xác nhận về việc đã thực hiện ký quỹ tại ngân hàng thương mại Việt Nam đủ theo quy định.
– Bên cạnh đó trong hồ sơ không thể thiếu Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Vì khi đã đăng kí kinh doanh và có ngành nghề kinh doanh là cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp đó mới có đủ điều kiên để hoạt đông cho thuê lại lao động.
– Sơ yếu lý ịch của người sẽ đứng đầu doanh nghiệp để làm kiểm chứng cá nhân đó có đủ điều kiện để làm người đứng đầu doanh nghiệp đó.
– Chứng minh nhân dân (bản sao có công chứng, chứng thực) của đứng đầu doanh nghiệp và người được ủy quyền.
– Giấy ủy quyền trong trường hợp người đứng đầu không tự mình đi làm được.
– Ngoài ra còn cần giấy tờ chứng minh về địa điểm, trụ sở kinh doanh có đủ điều kiện theo pháp luật hay không.
Thứ ba: Thủ tục xin cấp giấy phép lao động
Doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi một bộ hồ sơ theo quy định lên Sở lao động – Thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để kiểm tra, duyệt hồ sơ, kèm theo đó phải gửi thêm một bộ hò sơ nữa lên Bộ lao động thương binh và xã hội để thực hiện việc Cấp giấy chứng nhân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp khi doanh nghiệp nộp hồ sơ nhưng còn thiếu giấy tờ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong thời gian không quá ba ngày làm việc thì phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu để bổ sung văn bản còn thiếu.
Khi nhận hồ sơ của người yêu cầu thì cơ quan có trách nhiệm cấp giấy biên nhân hồ sơ cho chủ thể yêu cầu, trong giấy biên nhận phải ghi đầy đủ những loại giấy tờ đã nhận, ngày , tháng, năm nhận và kèm theo đó phải ghi vào sổ theo dõi hồ sơ.
Trong vòng ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì Sở lao động – Thương binh và xã hội nếu thấy phù hợp với quy định của pháp luật sẽ phải gửi kết quả kiểm tra, thẩm đinh kèm theo một Bản sao bộ hồ sơ yêu cầu cho Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Căn cứ vào hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp cùng với kết quả thẩm định Hồ sơ cùng với những văn bản có liên quan thì Bộ trưởng Lao động – Thương binh và xã hội sẽ thực hiện việc Cấp giấy phép cho thuê lại lao động và trả lời văn cho doanh nghiệp và kèm theo đó gửi cho Sở lao động – Thương binh và xã hội nơi tiến hành thẩm định hồ sơ
Thứ tư: Thời hạn của Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao đông có thời hạn theo quy đinh của pháp luật chứ không phải sau khi cấp sẽ được hoạt động mãi, tuy nhiên khi hết hạn thì doanh nghiệp có thể đi gia hạn. Cụ thể thời của giấy phép sẽ là 36 tháng, Doanh nghiệp được phép ra hạn nhưng không được quá hai lần mỗi lần được 24 tháng. Do đó doanh nghiệp cần phải chú ý và đi ra hạn nếu vẫn muốn hoạt động cho thuê lại lao động.
1. Điều kiện vốn pháp định đối với hoạt động cho thuê lại lao động
Điều kiện vốn pháp định đối với hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại
Điều 6. Điều kiện vốn pháp định đối với hoạt động cho thuê lại lao động
1. Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động là 2.000.000.000 đồng.
Doanh nghiệp cho thuê phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.
2. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
b) Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam, nơi doanh nghiệp gửi vốn góp bằng tiền về mức vốn được gửi;
c) Đối với số vốn góp bằng tài sản phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
3. Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động, có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 10.000.000.000 đồng trở lên;
b) Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên;
c) Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.
Các văn bản trên phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao động
Các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định của
Điều 4. Các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao động
1. Đối với doanh nghiệp cho thuê:
a) Trả tiền lương và chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động;
b) Cho doanh nghiệp khác mượn hoặc mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
c) Thu phí đối với người lao động thuê lại hoặc thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động;
d) Cho thuê lại lao động nhưng công việc thuê lại không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thực hiện việc cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
đ) Thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ – Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.
2. Đối với bên thuê lại lao động:
a) Thu phí đối với người lao động thuê lại;
b) Cho người sử dụng lao động khác thuê lại người lao động đã thuê;
c) Sử dụng người lao động thuê lại làm công việc không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
3. Hoạt động cho thuê lại lao động cần những thủ tục như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có nhu cầu kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê lại lao động, được biết công ty Luật Dương Gia cung cấp thông tin tư vấn về thủ tục xin cấp phép hoạt động, rất mong được công ty tư vấn về trình tự thủ tục xin cấp phép, hồ sơ, các giấy tờ cần thiết và nếu cần thì cho em biết giá cả dịch vụ cụ thể.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về thủ tục pháp lý
Theo quy định của
Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Theo quy định tại Nghị định số 55/2013/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (theo mẫu)
+ Văn bản chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định
+ Giấy chứng nhận việc đã thực hiện ký quỹ
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp
+ Giấy chứng minh đủ điều kiện về địa điểm
Về thời hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
+ Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa không quá 36 tháng.
+ Trường hợp gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì thời hạn không quá 24 tháng; số lần gia hạn không quá 02 lần.
+ Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được cấp lại có thời hạn không quá thời hạn của Giấp phép đã được cấp trước đó.
Thứ hai: Sử dụng dịch vụ thực hiện
4. Khi nào công ty không được phép cho thuê lại lao động?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi một vấn đề liên quan đến các quy định về cho thuê lại lao động. Bên tôi đang tiến hành thủ tục để cho thuê lại lao động nhưng không biết có thuộc trường hợp không được cho thuê lại hay không. Các trường hợp không được cho thuê lại lao động có những trường hợp nào và quy định tại đâu? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định số 55/2013/NĐ-CP:
Các trường hợp không được cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
2. Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.
3. Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.
4. Cho thuê lao động để làm các công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp người lao động đó đã sinh sống tại khu vực trên từ đủ 03 năm trở lên; công việc cho thuê lại lao động nằm trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, nêu thuộc một trong các trường hợp trên thì bên bạn không được cho thuê lại lao động.
5. Xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
Xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
Theo quy định tại
Điều 9. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp;
b) Phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động hoặc không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
3. Phạt tiền bên thuê lại lao động khi có một trong các hành vi: Chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác; thu phí đối với người lao động thuê lại; sử dụng người lao động thuê lại làm công việc không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Luật sư
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp khác mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Cho thuê lại lao động ở những ngành nghề, công việc không được pháp luật cho phép;
c) Cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định;
d) Cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ – Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.