Xe qua nhiều đời chủ có thể làm thủ tục sang tên được không? Hướng dẫn sang tên xe khi qua nhiều đời chủ sở hữu? Thủ tục sang tên đổi chủ xe đã qua nhiều lần đổi chủ?
Bên cạnh những tài sản đặc thù là bất động sản thì xe cũng là tài sản phải đăng ký sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ sở hữu xe khi thực hiện các giao dịch mua bán xe bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực và thực hiện thủ tục sang tên xe. Tuy nhiên trên thực tế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà nhiều trường hợp người mua xe không thực hiện theo đúng quy định này, tình trạng mua bán qua nhiều đời chủ bằng giấy tờ viết tay diễn ra phổ biến. Để giải quyết điều này, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về điều kiện cũng như trình tự thủ tục thực hiện sang tên xe qua nhiều đời chủ.
Mục lục bài viết
1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục sang tên xe
Tại Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA có quy định về thủ tục thực hiện sang tên xe được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền sau:
– Cục Cảnh sát giao thông đăng ký, cấp biển số xe của Bộ Công an; xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và xe ô tô của người nước ngoài làm việc trong cơ quan đó; xe ô tô của các cơ quan, tổ chức quy định
– Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông) đăng ký, cấp biển số các loại xe sau đây (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu ở trên):
+ Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơmi rơmoóc, xe mô tô dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe quyết định tịch thu và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương;
+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở.
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công an cấp huyện) đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương mình (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định trên).
Lưu ý:
– Cơ quan đăng ký xe chịu trách nhiệm quản lý và lưu trữ hồ sơ theo quy định, các thông tin của xe được quản lý thống nhất trên cơ sở dữ liệu đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông.
– Nơi đăng ký xe có sơ đồ chỉ dẫn, lịch tiếp dân, được bố trí ở địa điểm thuận tiện để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục đăng ký xe, có chỗ ngồi, chỗ để xe, hòm thư góp ý, biên chức danh của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe và niêm yết công khai các quy định về thủ tục đăng ký xe, lệ phí đăng ký xe, các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt vi phạm quy định về đăng ký, cấp biển số xe.
2. Trách nhiệm của chủ phương tiện khi thực hiện thủ tục sang tên xe
Theo quy định tại Điều 6
– Chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe; đến cơ quan đăng ký xe theo, kê khai đầy đủ nội dung trên
– Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra đối với xe đăng ký lần đầu, xe đăng ký sang tên, xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn.
– Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân:
+ Sang tên cho tổ chức, cá nhân khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên khác tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe;
+ Sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên cùng tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện sang tên xe theo quy định
3.1. Hồ sơ thực hiện thủ tục sang tên xe
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA, khi thực hiện thủ tục sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người thì người sử dụng xe phải chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe
– Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có)
– Tài liệu về quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp
– Cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe
– Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);
– Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;
-c) Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (đối với trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).
Ngoài các giấy tờ trên, người sử dụng xe còn phải xuất trình các giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA sau đây:
Trường hợp 1: Chủ xe là người Việt Nam
– Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên (trường hợp không có giấy chứng minh của lực lượng vũ trang).
Trường hợp 2: Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam
Xuất trình Sổ tạm trú hoặc Sổ hộ khẩu hoặc Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu.
Trường hợp 3: Chủ xe là người nước ngoài:
– Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế:
– Người nước ngoài làm việc, học tập ở Việt Nam: Xuất trình thị thực (visa) thời hạn từ một năm trở lên hoặc giấy tờ khác có giá trị thay visa.
Trường hợp 4: Chủ xe là cơ quan, tổ chức:
– Chủ xe là cơ quan, tổ chức Việt Nam: Xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký xe. Xe doanh nghiệp quân đội phải có Giấy giới thiệu do Thủ trưởng Cục Xe – Máy, Bộ Quốc phòng ký đóng dấu;
– Chủ xe là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng) của người đến đăng ký xe;
– Chủ xe là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ: Xuất trình căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đến đăng ký xe.
Lưu ý:
Người được ủy quyền đến giải quyết các thủ tục đăng ký xe, ngoài giấy tờ của chủ xe theo quy định còn phải xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh ngoại giao, Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng).
3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện sang tên xe
Người sử dụng xe thực hiện thủ tục sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người theo trình tự quy định tại Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA như sau:
Bước 1: Liên hệ nộp hồ sơ sang tên xe theo quy định
Người đang sử dụng xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú và nộp hồ sơ theo quy định
Bước 2: Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ và thực hiện thủ tục
– Trường hợp người đang sử dụng xe có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú;
– Trường hợp người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.
Bước 3: Trả kết quả
Lưu ý:
Người sử dụng xe có trách nhiệm sau:
– Trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên;
– Kê khai cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của xe, quá trình mua bán, giao nhận xe;
– Khai và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của các đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng: Ngay sau khi tiếp nhận văn bản của cơ quan đăng ký xe đề nghị xác minh, đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng trả lời bằng văn bản cho cơ quan đăng ký xe