Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản? Để được phép kinh doanh, hoạt động khai thác khoáng sản cần phải có những điều kiện gì? Thủ tục xin cấp phép như thế nào?
Đất nước Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú và đa dạng về chủng loại gồm các nhóm khoáng sản nhiên liệu; nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt; nhóm khoáng sản kim loại màu; nhóm khoáng sản quý; nhóm khoáng sản hoá chất công nghiệp; nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Do tính chất và mục đích sử dụng của từng nhóm khoáng sản, đối với một số loại khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn, Chính phủ Việt Nam giao cho một số doanh nghiệp nhà nước đảm nhận vai trò nòng cốt. Còn một số khoáng sản khác thì các doanh nghiệp có đủ điều kiện về giấy phép thực hiện khai thác. Những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng đã đóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam và nền kinh tế đất nước. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 Chiến lược phát triển khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã góp phần cho ngành khai thác khoáng sản của nước ta có chiến lược phát triển theo đường lối cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Các khái niệm
– Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ởbãi thải của mỏ.
– Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
– Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoángsản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
– Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
2. Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản
a. Nguyên tắc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây
+) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
+) Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
b. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
+) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản
+) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
– Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của
3. Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản
Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
– Văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
+) Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ khu vực khai thác khoáng sản; dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;
+) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò; báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc
– Trường hợp đề nghị khai thác quặng phóng xạ, kèm theo hồ sơ còn có văn bản thẩm định an toàn của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
a. Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
-) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
-) Trong thời gian không quá 05 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản và khoản 1 Điều 51 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
b. Thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:
-) Trong thời gian không quá 25 ngày, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa;
-) Trong thời gian không quá 06 ngày, kể từ ngày hoàn thành công việc quy định tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan về việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Luật khoáng sản.
Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý. Thời gian lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan không tính vào thời gian thẩm định;
-) Trong thời gian không quá 40 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
c. Việc trình hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện như sau:
-) Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;
-) Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d.
Trong thời gian không quá 07 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Công ty chúng tôi hiện có chức năng kinh doanh vật liệu xây dựng và muốn thầu thêm một mỏ cát. Vậy chúng tôi muốn hỏi: “Cát có phải là khoáng sản, nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật khoáng sản, Luật khai thác khoáng sản hay không? Và để thầu và khai thác hợp pháp mỏ cát này thì chúng tôi có cần mở rộng phạm vi danh mục chức năng kinh doanh của công ty hay không? Hay sẽ phải thành lập thêm một công ty mới và thủ tục cũng như điều kiện để thực hiện những việc này là như thế nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Khoáng sảnlà khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ởbãi thải của mỏ.
Theo khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản 2010 quy định về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:
“a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét(trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệuchịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
c) Đá cát kết, đá quait có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kinh loại tự sinh, nguyên tố xã, hiểm những không đạt chỉ tiêu tính trũ lượng theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;”
Theo căn cứ trên, cát cũng được coi là khoáng sản trong trường hợp này. Nếu bạn muốn khai thác mỏ cát này doanh nghiệp bạn phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề khaitháckhoángsản. Khai thác khoáng sản trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thuộc mã ngành (0810) Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. Do vậy, công ty bạn phải đăng ký thai đổi ngành nghề kinh doanh thì bên bạn mới được khai thác khoáng sát (cụ thể là cát) trong trường hợp này.
Sau khi thông báo thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, bên bạn cần xin giấy phép khai thác khoáng sản. Để được cấp giấy phép khoáng sản, bên bạn phải đảm bảo điều kiện theo khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản 2010 sau:
“1. Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật khoáng sản 2010. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theoquy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
3. Hộ kinh doanh quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật khoáng sản 2010 được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.”
Theo khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản 2010 thì hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
– Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
– Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
– Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Luật khoáng sản 2010
Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo Điều 82 Luật khoáng sản 2010:
1. Bộ Tài nguyên và môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và môi trường khoanh định và công bố, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
Luật sư tư vấn thủ tục cấp giấy phép khai thác khoảng sản:1900.6568
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Gấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp nhận trả lại loại giấy phép đó, chấp nhận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản, chấp nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.