Phá sản là tình trạng pháp lý xảy ra khi một công ty gặp khó khăn về mặt tài chính, thua lỗ hoặc không đủ khả năng thanh toán số nợ khi đến thời hạn. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện, quy trình thủ tục xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp phá sản được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện xóa nợ thuế với doanh nghiệp phá sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về những trường hợp được xóa tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp. Bao gồm:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản, tuy nhiên trên thực tế không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt;
– Cá nhân đã chết hoặc cá nhân bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên không có tài sản, trong đó bao gồm cả tài sản được thừa kế để thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt còn nợ;
– Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc một trong những trường hợp nêu trên, được cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế căn cứ theo quy định tại Điều 125 của Luật quản lý thuế năm 2019, và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt này đã vượt quá thời gian 10 năm được tính kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tuy nhiên vẫn không có đủ khả năng để thu hồi. Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa tiền nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định của pháp luật khi quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế hoặc thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới thì bắt buộc phải hoàn trả cho nhà nước khoản tiền nợ thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt đã được xóa trước đó;
– Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét để miễn tiền chậm nộp căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của Luật quản lý thuế năm 2019, đồng thời đã được gia hạn nộp thuế căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Luật quản lý thuế năm 2019, tuy nhiên vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt đó.
Theo đó, những trường hợp trên đây sẽ được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp. Đồng thời, Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương để đảm bảo các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa bắt buộc phải hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trước khi tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tóm lại, điều kiện xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp phá sản bao gồm:
– Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
– Không còn đủ tài sản và khả năng tài chính để nộp tiền thuế tại cơ quan thuế.
2. Thủ tục xóa nợ thuế với doanh nghiệp phá sản:
Theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, thì quy trình xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp phá sản được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
– Văn bản đề nghị theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 01 phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế;
– Giấy tờ tài liệu phân chia tài sản của Chấp hành viên thực hiện số nợ thuế thu hồi được/không thu hồi được, đây phải là bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế;
– Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Cơ quan thi hành án dân sự, đây có thể là bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế;
– Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ, đây có thể là bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế;
– Các giấy tờ khác khi được yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ yêu cầu xóa nợ thuế đến cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Chi cục thuế. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Chi cục thuế sẽ tiến hành nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung sao cho phù hợp. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ thì sẽ gửi hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét và đưa ra quyết định xóa nợ thuế theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Trả và nhận kết quả. Có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc đăng ký nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính.
3. Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật phá sản năm 2014 có quy định về người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo đó:
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần là các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi hết khoảng thời gian 03 tháng được tính kể từ ngày khoản nợ đến hạn phải trả, tuy nhiên doanh nghiệp/hợp tác xã đã không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình;
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở là chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết khoảng thời gian 90 ngày được tính kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động, tuy nhiên doanh nghiệp/hợp tác xã không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình.
Theo đó thì có thể nói, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết khoảng thời gian 90 ngày được tính kể từ ngày khoản nợ đến hạn, tuy nhiên các doanh nghiệp/hợp tác xã vẫn không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình. Hay nói cách khác, doanh nghiệp phá sản thì chủ nợ sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phá sản 2014;
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
THAM KHẢO THÊM: