Kinh doanh bãi giữ xe là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải đắp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bãi giữ xe.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe:
Hiện nay, để có thể xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (sửa đổi tại Thông tư 17/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ), có quy định cụ thể về bãi đỗ xe. Cụ thể như sau:
– Yêu cầu đối với bãi đỗ xe bao gồm những yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Cần phải đảm bảo an ninh trật tự, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;
+ Đường ra, đường vào bãi đỗ xe cần phải được bố trí đảm bảo an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật và không gây ra tình trạng ùn tắc giao thông.
– Nội dung kinh doanh tại bãi đỗ xe cần phải tuân thủ đầy đủ các nội dung như sau:
+ Dịch vụ trông giữ phương tiện phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Tổ chức các dịch vụ bảo dưỡng và dịch vụ sửa chữa phương tiện;
+ Kinh doanh các dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật.
– Quy định đối với các đơn vị quản lý và kinh doanh bãi đỗ xe cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Đảm bảo an toàn, bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật, cần phải đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ tại bãi đỗ xe;
+ Niêm yết công khai nội dung, giá cả của các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ phương tiện phản ánh và thực hiện thủ tục khiếu nại khi nhận thấy cần thiết;
+ Bồi thường thiệt hại cho người điều khiển phương tiện nếu để xảy ra mất mát hoặc hư hỏng phương tiện;
+ Chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kinh doanh các loại dịch vụ được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 55 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (sửa đổi tại Thông tư 17/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ);
+ Thu tiền trông giữ phương tiện phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với sự thỏa thuận của các bên, có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện nếu như chủ phương tiện đó không chấp hành nội qui của bãi đỗ xe;
+ Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón trả khách trả quy định hoặc sếp rỡ hàng hóa, đóng gói, sang tài hoặc bảo quản hàng hóa trái quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm và quyền hạn của chủ phương tiện, trách nhiệm và quyền hạn của người lái xe tại bãi đỗ xe được quy định cụ thể như sau:
+ Chấp hành đầy đủ nội dung, chấp hành đầy đủ sự hướng dẫn của nhân viên điều hành tại bãi đỗ xe;
+ Có quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ tại bãi đỗ xe theo nguyện vọng của bản thân;
+ Có quyền phản ánh và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm tại bãi đỗ xe.
– Sở giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về vấn đề tổ chức và quản lý hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Như vậy thì có thể nói, để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh bãi đỗ xe, xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các chủ thể cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe:
Trình tự và thủ tục xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Các chủ thể muốn thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh bãi giữ xe. Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ đưa giấy tiếp nhận, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận sẽ cấp giấy biên nhận và xử lý hồ sơ trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu sau khoảng thời gian đó, nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Trả kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là giấy phép cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh bãi giữ xe.
3. Mức xử phạt hành vi tự ý lập bãi giữ xe, trông xe:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi tự lập bãi giữ xe, trông xe. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là tổ chức khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Xây dựng hoặc thành lập bến xe, thành lập bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ hoặc trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực giao thông vận tải đồng ý theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ hoặc trạm thu phí đường bộ không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
– Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt theo như phân tích nêu trên, các cá nhân và tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm còn có thẻ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Bắt buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
+ Bắt buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ hoặc trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kĩ thuật.
Như vậy có thể nói, hành vi tự lập bãi giữ xe, trông xe có thể sẽ bị phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Thông tư 17/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.