Trong những năm gần đây, khi nền bóng đá quốc gia Việt Nam đạt được nhiều thành tựu lớn trên thế giới thì cái tên Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng được nhiều người hâm mộ quan tâm. Liên đoàn bóng đá Việt Nam hay còn được viết tắt là VFF. Dưới đây là quy định về điều kiện và thủ tục gia nhập Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 313/QÐ-BNV năm 2023, có quy định về thành viên của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Như vậy, thành viên của liên đoàn bóng đá Việt Nam bao gồm:
-
Câu lạc bộ tham gia giải bóng đá Vô địch cấp quốc gia;
-
Câu lạc bộ tham gia giải bóng đá hạng Nhất cấp quốc gia;
-
Câu lạc bộ tham gia giải bóng đá hạng Nhì cấp quốc gia;
-
Câu lạc bộ tham gia giải bóng đá nữ Vô địch cấp quốc gia;
-
Câu lạc bộ tham gia giải đá Futsal vô địch cấp quốc gia;
-
Liên đoàn bóng đá hoạt động và làm việc trong phạm vi cấp tỉnh;
-
Đơn vị tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp cấp quốc gia;
-
Đơn vị tổ chức giải bóng đá ngoài chuyên nghiệp cấp quốc gia.
Như vậy, khi muốn gia nhập Liên đoàn bóng đá Việt Nam thì cần phải thuộc một trong những câu lạc bộ/đơn vị nêu trên, đồng thời cần phải nộp thành phần hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
2. Thủ tục xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam:
Quy trình và thủ tục xin gia nhập Liên đoàn bóng đá Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ gia nhập Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 313/QÐ-BNV năm 2023 phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, thì thành phần hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn bóng đá Việt Nam sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
(1) Bản sao Điều lệ, văn bản thành lập câu lạc bộ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, quy chế và quy định của tổ chức xin gia nhập Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
(2) Danh sách của các lãnh đạo, danh sách những cá nhân có thẩm quyền hoặc cá nhân được ủy quyền ký kết các thỏa thuận ràng buộc pháp lý đối với bên thứ ba của tổ chức xin gia nhập Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
(3) Văn bản của các tổ chức gia nhập liên đoàn bóng đá Việt Nam. Trong văn bản đó cần phải cam kết các nội dung sau đây:
-
Tuân thủ điều lệ, quy định, quy chế, hướng dẫn, nghị quyết, các quyết định của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Luật Bóng đá, Luật Thi đấu bóng đá tại các giải Futsal, Luật Bóng đá Bãi biển và đảm bảo đầy đủ các thành viên, câu lạc bộ, cầu thủ, quan chức cũng tuân thủ theo điều lệ và các quy định nêu trên;
-
Liên đoàn bóng đá Việt Nam giải quyết những tranh chấp phát sinh liên quan đến lĩnh vực bóng đá có yếu tố trong nước của các thành viên trong câu lạc bộ. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Liên đoàn bóng đá Việt Nam thì các tranh chấp đó sẽ được đưa lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại – và đây là cơ quan giải quyết tranh chấp cuối cùng;
-
Cơ quan có thẩm quyền của AFC (Liên đoàn Bóng đá châu Á) hoặc FIFA (Liên đoàn Bóng đá Quốc tế) là cơ quan giải quyết tranh chấp về bóng đá có yếu tố nước ngoài của các thành viên. Trong trường hợp không đồng tình với quyết định giải quyết tranh chấp của các cơ quan này thì tranh chấp đó chỉ được đưa lên CAS (đây là cơ quan giải quyết tranh chấp cuối cùng theo quy định của FIFA và AFC);
-
Công nhận quyết định giải quyết tranh chấp của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, đồng thời tôn trọng và công nhận các quyết định giải quyết tranh chấp của FIFA, quyết định giải quyết tranh chấp của AFC và các cơ quan trọng tài, Tòa án nhân dân có thẩm quyền khác;
-
Trụ sở tổ chức cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được đặt trên lãnh thổ của Việt Nam;
-
Đảm bảo tự đưa ra quyết định độc lập, các quyết định đó không bị tác động bởi bất kỳ bên thứ ba nào;
-
Đảm bảo quá trình bầu, bổ nhiệm các bộ phận, ban ngành, cá nhân trong tổ chức được thực hiện công khai, minh bạch, vô tư, khách quan theo quy định của pháp luật;
-
Chỉ tổ chức đầy đủ và tham gia các giải đấu chính thức và giao hữu sau khi nhận được sự cho phép của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Liên đoàn bóng đá châu lục có liên quan hoặc FIFA;
-
Tham gia các giải đấu, tham gia các trận đấu do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức và quản lý.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Thẩm quyền công nhận thành viên thuộc về Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Khi các thành viên được phê duyệt, có các quyền và nghĩa vụ thành viên căn cứ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 của Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 313/QÐ-BNV năm 2023.
3. Thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 313/QÐ-BNV năm 2023 phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, có quy định về quyền của các thành viên Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Bao gồm các quyền hạn như sau:
-
Có quyền tham dự đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam, được quyền nhận thông báo về chương trình của đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam, có quyền tranh luận, tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, đưa ra ý kiến phát biểu, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Liên đoàn bóng đá Việt Nam và theo quy định của pháp luật;
-
Có quyền đưa ra các đề xuất, giải pháp khi tiến hành đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam, có quyền đề cử các ứng cử viên vào ban chấp hành, ban kiểm tra (tuy nhiên quá trình để cửa cần phải được thể hiện bằng văn bản, văn bản đó cần phải được gửi về Liên đoàn bóng đá Việt Nam ít nhất trong khoảng thời gian 60 ngày trước khi diễn ra đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam);
-
Có quyền bầu Ban chấp hành, bầu Ban kiểm tra, Ban kỷ luật, Ban giải quyết khiếu nại phù hợp với Quy chế bầu cử của Liên đoàn bóng đá Việt Nam;
-
Được quyền thông báo về tình hình hoạt động của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, có quyền giám sát quá trình hoạt động của ban chấp hành và các thành viên trong Liên đoàn bóng đá Việt Nam;
-
Có quyền tham gia vào các giải đấu/trận đấu vào các hoạt động khác do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức và quản lý. Đồng thời, được ưu tiên sử dụng các cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động tập luyện, thi đấu của Liên đoàn bóng đá Việt Nam sao cho phù hợp;
-
Được Liên đoàn bóng đá Việt Nam bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong hoạt động bóng đá, đồng thời được khen thưởng theo quy định của pháp luật và theo quy định nội bộ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam;
-
Được quyền thảo luận, được quyền quyết định các chủ trương, công tác liên quan đến Liên đoàn bóng đá Việt Nam theo quy định của pháp luật và theo quy định của Liên đoàn, đồng thời được đưa ra kiến nghị, đưa ra ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của Liên đoàn bóng đá Việt Nam;
-
Thực hiện một số quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ Liên đoàn bóng đá Việt Nam và theo quy định của Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: