Hộ chiếu và bị chú nơi sinh trên mẫu hộ chiếu mới? Điều kiện ghi bị chú nơi sinh trong hộ chiếu mẫu mới? Thủ tục ghi bị chú nơi sinh trong hộ chiếu mẫu mới?
Hộ chiếu là một tấm vé thông hành sang nước ngoài, hiện nay, hộ chiếu hay còn gọi là Passport đã không là khái niệm xa lạ đối với những người hay phải đi nước ngoài để học tập, làm việc hay đi du lịch. Thế nhưng gần đây, một số đất nước từ chối nhận công dân Việt Nam nhập cảnh do trên hộ chiếu không ghi nơi sinh. Để tạo điều kiện thuận tiện cho công dân có thể sang nước ngoài, bộ Công an cho biết công dân có thể yêu cầu ghi thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu để thuận lợi hơn trong việc nhập cảnh. Vậy điều kiện và thủ tục ghi bị chú nơi sinh trên mẫu hộ chiếu mới được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật xuất cảnh, nhập cảnh 2019
– Thông tư 73/2021/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan
– Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Hộ chiếu và bị chú nơi sinh trên mẫu hộ chiếu mới:
Theo khoản 3 điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh năm 2019 quy định khái niệm hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Hộ chiếu là giấy tờ quan trọng và bắt buộc phải có trong hoạt động xuất , nhập cảnh của công dân.
Theo Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA đã quy định về mẫu hộ chiếu như sau:
“Điều 2. Mẫu hộ chiếu
1. Quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu:
a) Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;
b) Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;
c) Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;
d) Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;
đ) Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;
e) Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;
g) Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;
h) Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;
i) Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;
k) Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.
2. Các mẫu hộ chiếu:
a) Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG);
b) Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV);
c) Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT).”
Kể từ ngày 01/7/2022, Bộ Công an bắt đầu cấp hộ chiếu phổ thông mẫu mới màu xanh tím than. Mẫu hộ chiếu này được thể hiện bằng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt. Trong mẫu hộ chiếu mới đó, tất cả nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu đều được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống làm giả, đạt chuẩn ICAO.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu này bao gồm các thông tin: Họ, tên và chữ đệm; ngày tháng năm sinh; giới tính, quốc tịch; ký hiệu và số hộ chiếu; ngày tháng năm cấp hộ chiếu, cơ quan cấp hộ chiếu; ngày tháng năm hộ chiếu hết hạn; số định danh cá nhân/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
Với thông tin về số định danh cá nhân/số Căn cước công dân, căn cứ Điều 13
Với thông tin về số Chứng minh nhân dân, người dân sẽ biết được mã số của các tỉnh, thành phố cấp (có thể không phải nơi sinh).
Vậy bị chú trong hộ chiếu là gì? Bị chú là một từ Hán Việt đã có từ lâu đời, mang ý nghĩa là ghi chú, chú thích về một vấn đề gì đó, mang tính bổ sung thêm thông tin để thông tin đó được rõ ràng hơn.
2. Điều kiện ghi bị chú nơi sinh trong hộ chiếu mẫu mới:
Ghi bị chú trong hộ chiếu là giải pháp tạm thời của Cục Xuất nhập cảnh, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho công dân có hộ chiếu mẫu mới. Trang bị chú được dùng để bổ sung các thông tin cần thiết có liên quan đến người mang hộ chiếu, đặc biệt là thông tin về nơi sinh.
Bộ Công an cho biết thời gian qua một số nước tạm thời dừng cấp thị thực vào hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam, nguyên nhân là do trong hộ chiếu không hề ghi nơi sinh.
Việc này gây ra rất nhiều khó khăn cho công dân trong việc ra nước ngoài. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu mẫu mới nhập cảnh vào một số quốc gia tạm thời không chấp nhận hộ chiếu không có nơi sinh như Đức, Phần Lan, Tây Ban Nha, Mỹ…. Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ in bị chú “nơi sinh” vào hộ chiếu khi công dân có yêu cầu.
Cần lưu ý rằng, Cục Quản lý xuất nhập cảnh chứ không thực hiện bị chú đồng loạt trên tất cả hộ chiếu mẫu mới mà chỉ thực hiện bị chú thông tin nơi sinh khi công dân có nhu cầu và đề nghị.
3. Thủ tục ghi bị chú nơi sinh trên mẫu hộ chiếu mới:
Đối với công dân đã được cấp hộ chiếu mẫu mới, thủ tục đề nghị ghi bị chú thông tin nơi sinh được tiến hành như sau:
Hồ sơ, thủ tục thực hiện
Trong trường hợp công dân xuất trình hộ chiếu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp, ngoài các giấy tờ nêu trên, công dân phải nộp thêm giấy tờ chứng minh nơi sinh của mình như giấy khai sinh , hộ chiếu mẫu cũ…
Trường hợp công dân xin bị chú nơi sinh cùng với cấp hộ chiếu mới phải ghi rõ “cấp hộ chiếu và bị chú nơi sinh” vào tờ khai cấp hộ chiếu.
Cũng theo Bộ Công an, trong thời gian chờ xem xét, nghiên cứu sửa đổi mẫu hộ chiếu, bộ sẽ tiếp tục cấp hộ chiếu mẫu mới cho người dân.
Để thực hiện thủ tục bị chú nơi sinh vào hộ chiếu mới, công dân có nhu cầu ghi bị chú nơi sinh cần chuẩn bị 1 tờ khai mẫu TK01 ban hành kèm theo Thông tư số 73 năm 2021 của Bộ Công an.
Mẫu TK01 Ban hành kèm theo Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29/6/2021 của Bộ Công an | ||||
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỜ KHAI (Dùng cho công dân Việt Nam đề nghị cấp |
| ||
- Họ và tên (chữ in hoa)………………………………………….. 2. Giới tính: Nam □ Nữ □
- Sinh ngày…… tháng…… năm………… Nơi sinh (tỉnh, thành phố)………………………..
4. Số ĐDCN/CMND(3) | Ngày cấp…../…../……. |
- Dân tộc……………… 6. Tôn giáo………………… 7. Số điện thoại…………………………
- Địa chỉ đăng ký thường trú ………………………………………………………………………
- Địa chỉ đăng ký tạm trú ………………………………………………………………………….
- Nghề nghiệp……………………
- Tên và địa chỉ cơ quan (nếu có)……………………..
……………………………………………………………………………………
- Cha: họ và tên ……………………………….……………sinh ngày ……/……/…………
13. Mẹ: họ và tên ……………………………………………………. sinh ngày ……/……/…………
14. Vợ /chồng: họ và tên …………………………………………… sinh ngày ……/……/………
Hộ chiếu phổ thông lần gần nhất (nếu có) số ……………. cấp ngày
……/……/…….……
15. Nội dung đề nghị(4)………………………………………………………………………………
Cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử | Cấp hộ chiếu không gắn chíp điện tử |
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật.
Xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn(5) (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu) | ……, ngày…. tháng…. năm…. Người đề nghị (6) (Ký, ghi rõ họ tên) |
Trường hợp công dân xuất trình hộ chiếu cấp trong nước, công dân cần nộp tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu , ở mục “đề nghị” ghi rõ nội dung “bị chú nơi sinh vào hộ chiếu” , (không cần phải dán ảnh ) và kèm theo hộ chiếu mẫu mới đã được cấp.
Cơ quan nộp hồ sơ ghi bị chú nơi sinh trên mẫu hộ chiếu:
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước.
Thời hạn giải quyết
– 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
– 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Lệ phí: Miễn lệ phí cho yêu cầu ghi thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu.
Trên đây là hướng dẫn điều kiện và thủ tục ghi bị chú nơi sinh trên mẫu hộ chiếu mới. Người dân có nhu cầu ghi bị chú nơi sinh để việc đi nước ngoài được tiến hành thuận lợi hơn nên làm bị chú nơi sinh trong thời gian sớm nhất.