Điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ. Tổ chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ. Tổ chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức khoa học và công nghệ, đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của tổ chức khoa học và công nghệ và thực hiện bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ không có tư cách pháp nhân, không được thành lập văn phòng đại diện trực thuộc. Lĩnh vực hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
Cơ sở pháp lý:
– Luật khoa học và công nghệ;
– Thông tư
1, Điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ trong nước:
a) Lĩnh vực hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
b) Việc thành lập văn phòng đại diện được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
c) Văn phòng đại diện phải có ít nhất 02 (hai) người có trình độ cao đẳng trở lên. Người đứng đầu phải có trình độ đại học trở lên và làm việc chính thức tại văn phòng đại diện
d) Văn phòng đại diện phải có trụ sở như đối với tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại.
Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện. Hồ sơ đăng ký được lập thành 02 (hai) bộ, bao gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động;
b) Quyết định thành lập văn phòng đại diện
c) Lý lịch của người đứng đầu văn phòng đại diện
d) Tài liệu chứng minh về nhân lực, trụ sở của văn phòng đại diện
đ) Bản sao (có chứng thực hợp pháp) đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện. Trường hợp không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, tổ chức khoa học và công nghệ quy định phải gửi bản sao Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho mình.
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể về tài liệu trong hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ quy định và mẫu Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện được quy định tại Điều 20 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP được hường dẫn tại Điều 8 Thông tư 03/2014/TT-BKHCN như sau:
“1. Đăng ký lần đầu:
Điều kiện thành lập và hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP. Các tài liệu trong hồ sơ được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện theo Mẫu 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quyết định thành lập văn phòng đại diện
c) Tài liệu chứng minh về người đứng đầu, nhân lực, trụ sở của văn phòng đại diện áp dụng như đối với tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Bản sao (có chứng thực hợp pháp) Giấy chứng nhận và Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ chủ quản.
2. Đăng ký thay đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy chứng nhận hoạt động:
Trường hợp thay đổi, bổ sung một hoặc một số nội dung ghi trong Giấy chứng nhận hoạt động hoặc Giấy chứng nhận hoạt động bị mất, rách, nát, văn phòng đại diện, chi nhánh đăng ký thay đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy chứng nhận hoạt động tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh theo quy định như đối với tổ chức khoa học và công nghệ tại Điều 7 Thông tư này.
Khi đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung ghi trên Giấy chứng nhận hoạt động, văn phòng đại diện, chi nhánh vẫn phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.
Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh theo Mẫu 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”
2, Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
Tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật khoa học và công nghệ.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài ký;
b) Bản sao giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền thành lập xác nhận. Trong trường hợp giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của tổchức nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm;
c) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương trong năm tài chính gần nhất của tổ chức khoa học và công nghệ;
d) Bản sao điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài;
đ) Lý lịch tư pháp người đứng đầu văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài;
e) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cho phép đặt trụ sở của văn phòng đại diện.
Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản này phải được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự.
Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được lập thành 02 (hai) bộ và gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện, đặt trụ sở;
c) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản để tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
d) Trong quá trình xem xét hồ sơ xin cấp Giấy phép, nếu xét thấy cần thiết, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập;
đ) Trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền yêu cầu tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài xuất trình các tài liệu liên quan để chứng minh nêu trong hồ sơ có thông tin cần làm rõ;
e) Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài và nêu rõ lý do.
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện quy định và mẫu Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài; thủ tục cấp lại, gia hạn, thay đổi, bổ sung, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
3, Đăng ký hoạt động tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, của tổ chức khoa học và công nghệ
-Tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam đăng ký hoạt động tại Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP. Tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.
– Tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ khi đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, đề nghị cấp giấy phép thành lập phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Các loại mẫu Giấy chứng nhận, Giấy phép:
a) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho tổ chức khoa học và công nghệ theo Mẫu 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN;
b) Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Giấy phép) do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp theo Mẫu 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN;
c) Giấy chứng nhận do Sở Khoa học và Công nghệ cấp cho tổ chức khoa học và công nghệ theo Mẫu 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN;
d) Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện do Sở Khoa học và Công nghệ cấp cho văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, ngoài công lập và có vốn nước ngoài theo Mẫu 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN.