Điều kiện thành lập của công ty chứng khoán? Quy định về hoạt động của công ty chứng khoán?
Hình thức đầu tư vào chứng khoán để thu lại những phần lợi tức nhiều hơn và nhanh chóng hơn so với các loại hình đầu tư kinh doanh khác thì đa phần các chủ đầu tư đều thực hiện việc đầu tư vào chứng khoán để nhận về phần lợi túc lớn nhất có thể. Vậy thì các chủ đầu tư thực hiện việc đầu tư chứng khoán của mình thông qua đâu? Đây cũng được xem là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mặc về hoạt động liên quan đến đầu tư cứng khoán của các chủ đầu tư. Do đó, trong lĩnh vực chứng khoán thì thường được các chủ đầu tư sử dụng và hoạt động theo cơ chế đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua công ty chứng khoán để sinh lời. Chính vì vậy mà có thể hiểu một cách môn na về công ty chứng khoán là một trong những chủ thể chưng gian giữ người đầu tư chứng khoán và thì trường chứng khoán.
Đối với những người tham gia vào vấn đề đầu tư chứng khoán thì không thể nào bỏ qua và tìm hiểu về loại hình công ty chứng khoán này. Tuy nhiên, khi các chủ thể muốn thực hiện việc tham gia vào thành lập công ty chứng khoán thì chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc về việc để thành lập công ty chứng khoán thì cần phải tuân thủ các quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về điều kiện thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật chứng khoán 2019
– Nghị định số 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;
– Thông tư số 121/2020/TT-BTC Quy định về hoạt động của Công ty chứng khoán;
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập của công ty chứng khoán
1.1. Điều kiện về vốn
Trên cơ sở quy định tại Luật chứng khoán 2019 thì vốn điều lệ của Công ty chứng khoán phải được góp bằng Đồng Việt Nam. Số vốn điều lệ tối thiểu lần lượt được quy định như sau:
Một là, đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán thì số vốn điều lệ tối thiểu được quy định là 25 tỷ đồng;
Hai là, đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán số vốn điều lệ tối thiểu được quy định là 50 tỷ đồng;
Ba là, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán số vốn điều lệ tối thiểu được quy định là 165 tỷ đồng;
Bốn là, đối với nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán số vốn điều lệ tối thiểu được quy định là 10 tỷ đồng;
Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật này thì, đối với trường hợp Doanh nghiệp có đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh thì số vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ theo đề nghị cấp phép.
1.2. Điều kiện về cổ đông và thành viên góp vốn
Trên cơ sở quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 khi cổ đông, thành viên góp vốn của Công ty chứng khoán là cá nhân thì được quy định không thuộc một trong các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bên cạnh đó thì đới với những cổ đông hoặc là thành viên góp vốn của Công ty chứng khoán được xác định là tổ chức thì pháp luật quy định phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có lãi trong hai năm liền trước năm có đề nghị cấp giấy phép theo
Ngoài ra, trong trường hợp cổ đông, thành viên góp vốn của Công ty chứng khoán sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ thì người có liên quan của cổ đông và thành viên góp vốn (nếu có) không được sở hữu trên 05% vốn điều lệ của 01 Công ty chứng khoán khác.
1.3. Điều kiện về cơ cấu cổ đông và thành viên góp vốn
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 77 Luật Chứng khoán 2019 thì đối với doanh nghiệp có yêu cầu thành lập Công ty chứng khoán phải có ít nhất từ hai cổ đông sáng lập và thành viên góp vốn là tổ chức. Bên cạnh đó, Công ty chứng khoán lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên thì chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức trong Công ty chứng khoán tối thiểu là 65% vốn điều lệ. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại phải sở hữu ít nhất là 30% số vốn điều lệ.
1.4. Điều kiện về cơ sở vật chất
Công ty chứng khoán cần có trụ sở đảm bảo yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời thì công ty chứng khoán cần có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang bị, thiết bị văn phòng, và nghệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán.
1.5. Điều kiện về nhân sự
Công ty chứng khoán khi thành lập cần có các thành phần nhân sự cơ bản bao gồm: Tổng giám đốc (Giám đốc); ít nhất từ 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được Công ty đề nghị cấp phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ.
Theo như quy định này thì vị trí Tổng giám đốc thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn về việc mà chủ thể được giữ vị trí này phải là người không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật. Không những thế mà cá nhân này còn không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính tới thời điểm nộp hồ sơ thành lập Công ty chứng khoán. Đồng thời, người giữ chức vụ này cần phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính/ chứng khoán/ ngân hàng/ bảo hiểm hoặc tại các bộ phận như tài chính/ kế toán/ đầu tư tại các Doanh nghiệp khác, có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
1.6. Dự thảo Điều lệ Công ty chứng khoán
Trên cơ sở quy định tại Luật chứng khoán 2019 và Luật doanh nghiệp 2020 về điều lệ của Công ty chứng khoán phải phù hợp với quy định. Sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán phải tiến hành đăng tải toàn bộ Điều lệ trên trang thông tin điện tử chính thức của Công ty chứng khoán.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 85 Luật chứng khoán 2019 thì Công ty chứng khoán bắt buộc phải duy trì và tuân thủ các điều kiện về vốn; cổ đông và thành viên góp vốn; cơ sở vật chất và nhân sự trong suốt quá trình hoạt động. Do Công ty chứng khoán thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên các điều kiện thành lập Công ty đều được quy định rõ ràng và chặt chẽ tại văn bản pháp luật chuyên ngành, đảm bảo tính quyền lực và công khai của hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết, Quý khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Thành Đô để được hỗ trợ.
2. Quy định về hoạt động của công ty chứng khoán
Trên cơ sở quy định theo Điều 72 Luật Chứng khoán 2019, nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán hay còn được nhắc đến với một nội dung khác đó là hoạt động của công ty chứng khoán thì được xác định bao gồm một hoặc một số hoạt động sau:
– Môi giới chứng khoán;
– Tự doanh chứng khoán;
– Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
– Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Bên cạnh đí thì theo như quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Chứng khoán 2019 trong suốt quá trình hoạt động, công ty chứng khoán bắt buộc phải tuân thủ các điều kiện về vốn điều lệ, tư cách cổ đông, cơ sở vật chất, nhân sự… Đối với từng loại hình nghiệp vụ, công ty chứng khoán được thực hiện các hoạt động sau:
Một là, hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán được thực hiện bằng các nội dung mà pháp luật hiện hành quy định như sau:
Công ty chứng khoán thực hiện việc nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân; thực hiện phân phối hoặc làm đại lý phân phối chứng khoán; quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán; cung ứng dịch vụ quản lý danh sách người sở hữu chứng khoán cho các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, thì công ty chứng khoán còn thực hiện việc cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán hoặc cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán; lưu ký chứng khoán; bù trừ và thanh toán chứng khoán; các dịch vụ trên thị trường chứng khoán phái sinh…
Hai là, tự doanh chứng khoán. Công ty chứng khoán thực hiện việc giao dịch chứng khoán trên tài khoản tự doanh chứng khoán và được đầu tư, góp vốn, phát hành, chào bán các sản phẩm tài chính.
Ba là, bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc công ty chứng khoán thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán đối với các cá nhân có nhu cầu muốn đầu tu vào chứng khoán trên các sàn giao dịch chứng khoán, thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán hay là hoạt động đại lý lưu ký, thanh toán, chuyển nhượng chứng khoán.
Không những thế mà hoạt động bảo lãnh chứng khoán thì công ty chứng khoán sẽ thực hiện việc tư vấn tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, mua bán doanh nghiệp; tư vấn quản trị, tư vấn chiến lược doanh nghiệp; tư vấn chào bán, niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán; tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp.
Bốn là, tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán được thực hiện khi các bên ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo quy định tại khoản 32 Điều 4 của Luật chứng khoán 2019. Đồng thời, theo như quy định này thì công ty chứng khoán chỉ được cung cấp dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật sau khi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền tạm ngừng, đình chỉ việc cung cấp dịch vụ tài chính khác của công ty chứng khoán nếu việc cung cấp dịch vụ đó trái với quy định của pháp luật hoặc gây rủi ro hệ thông thị trường chứng khoán.