Điều kiện thành lập nhà trường? Điều kiện nhà trường được phép hoạt động giáo dục?
Hoạt động giáo dục chính quy đặt dưới sự quản lý của nhà nước phải là hoạt động giáo dục thỏa mãn những điều kiện nhất định và được nhà nước công nhận, bảo hộ. Hoạt động giáo dục thường diễn ra tại nhà trường, nơi có hệ thống tổ chức giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học tập của học sinh, sinh viên. Pháp
Cơ sở pháp lý: Điều 49
1. Điều kiện thành lập nhà trường?
Nhà trường là cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, bên cạnh nhà trường, trong cơ sở giáo dục còn có cơ sở giáo dục khác như lớp ngoại ngữ, tin học,..
Điều kiện thành lập nhà trường được quy định tại Khoản 1, Điều 49 Luật Giáo dục, cụ thể:
“1. Nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.
Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.“
Như vậy, điều kiện duy nhất để được thành lập nhà trường là có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục. Mỗi một sự ra đời của một trường học, thì gắn với một đề án cụ thể. Đề án thành lập trường là văn bản trình bày hàng loạt các nội dung liên quan đến thành lập trường học, được trình lên cơ quan có thẩm quyền để đề nghị thẩm định và xin phép về việc chấp thuận thành lập trường học.
Việc thành lập trường học trước hết là sự chuẩn bị về địa điểm xây dựng, đất đai, tài chính vì vậy đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội hay quy hoạch mang lưới cơ sở giáo dục là điều tất yếu. Trong đó, quy hoạch phát triển kinh tế phải được xem xét trong tổng thể vùng, lãnh thổ và đơn vị địa giới hành chính nhất định; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được ghi nhận trong Luật quy hoạch bao gồm Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh, của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Quy định cụ thể về nội dung đề án thành lập, nhằm giúp người lập đề án có đủ căn cứ để trình bày trong đề án, buộc họ phải thực hiện đầy đủ làm cơ sở cho chủ thể có thẩm quyền dễ dàng thẩm định, nắm bắt vấn đề và đánh giá một cách khách quan nhất. Thực tế, đây là những nội dung cơ bản, bắt buộc còn việc triển khai thêm các nội dung khác làm tăng tính thuyết phục phụ thuộc vào tính linh hoạt của chủ thể lập đề án.
2. Điều kiện nhà trường được phép hoạt động giáo dục?
Hoạt động giáo dục là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, do nhà trường giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức, thông qua những cách thức phù hợp, nhằm thực hiện mục đích giáo dục.
Trong nhà trường, hoạt động giáo dục được phân ra làm hai bộ phận chủ yếu:
– Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập khác.
– Các hoạt động giáo dục ngoài các môn học và các lĩnh vực học tập, có thể kể đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường như hoạt động giáo dục thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, dân số, môi trường,…
Theo Khoản 2, Điều 49 Luật Giáo dục, nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau:
Thứ nhất, có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động.
Đây là điều kiện khách quan tác động tới điều kiện dạy và học tại nhà trường, các cơ sở vật chất như bàn ghế, bảng, hệ thống chiếu sáng, quạt, điều hòa, phòng học có diện tích đủ sức chứa, đảm bảo với số lượng học sinh mà nhà trường tiếp nhận, các cơ sở vật chất phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng, đảm bảo tính an toàn và chất lượng đáp ứng triệt để.
Các thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục như máy tính, máy chiếu, loa, đài, các trang thiết bị thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh học,…phải hiện đại, phù hợp với với nhu cầu sử dụng trong sự phát triển của khoa học công nghệ. Các cơ sở vật chất, thiết bị được trang bị phải đảm bảo yêu cầu nhưng cũng phải phù hợp với năng lực tài chính của nhà trường.
Địa điểm xây dựng trường học phải nằm tại các khu vực thuận lợi, xa khu chợ, các tụ điểm giải trí,…. đảm bảo môi trường an toàn, yên tĩnh phù hợp với hoạt động giảng dạy và học tập, tránh xa các khu công nghiệp, khu chế xuất vừa đảm bảo an toàn sức khỏe, an toàn về tinh thần cho người học, người dạy và người lao động.
Thứ hai, có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Theo giải thích tại khoản 1, Điều 8 Luật Giáo dục: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.“
Tài liệu giảng dạy, học tập là cách gọi chung để chỉ các bài giảng của giáo viên, giảng viên; sách giáo khoa, giáo trình hay các tài liệu tham khảo khác.
Việc thiết lập chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo là điều kiện tiên quyết, quyết định đến chất lượng của hoạt động giáo dục, là cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện.
Đội ngũ nhà giáo là lực lượng “nòng cốt” tại nhà trường, là thành phần tham gia trực tiếp vào hoạt động giáo dục và tác động trực tiếp và nhận thức của người học, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, khả năng biên chế mà nhà giáo phải được đảm bảo về số lượng, đồng bộ, đồng thời phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về nhà giáo.
Cán bộ quản lý là người chỉ đạo, điều hành và giám sát hoạt động giáo dục của nhà trường, là chủ thể có tầm ảnh hưởng và quyết định đến sự duy trì và phát triển của nhà trường, vì vậy, đây cũng là chủ thể cần phải đảm bảo các điều kiện được nêu trên.
Thứ ba, có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
Nguồn lực tài chính là tổng thể các vấn đề của tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển của nhà trường. Do đó nói tới nguồn lực tài chính là nói tới các nguồn tài chính khác nhau và sự phân bổ các nguồn đó tới các hoạt động cụ thể trong hoạt động giáo dục.
Xét ở khía cạnh cơ chế điều hành khác nhau nguồn tài chính cho trường phổ thông bao gồm:
– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và giao cho để thực hiện.
– Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước là tất cả những nguồn vồn (tiền tệ) nhà trường được thu hợp pháp.
Tính “có đủ” phải được đặt trong tương quan cân bằng giữa năng lực tài chính và điều kiện cơ bản trong hoạt động giáo dục mà không phải cố gắng để duy trì hay phát triển vượt quá nguồn lực tài chính.
Thứ tư, có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Quy chế tổ chức và hoạt động là một trong các điều kiện được nhà trường đảm bảo nhất, hầu hết các nhà trường đều có quy chế tổ chức và hoạt động, đặc biệt là các trường cao đẳng, đại học. Nhìn chung, nội dung, cấu trúc quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đều phải đảm bảo một số nội dung cơ bản. Ví dụ, trong của Quy chế này quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Trường) bao gồm: nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà Trường; việc tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo; hoạt động khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; nhiệm vụ và quyền của giảng viên, công chức, viên chức, lao động hợp đồng; nhiệm vụ và quyền của người học; tổ chức và quản lý tài sản, tài chính của Trường; quan hệ giữa nhà Trường, gia đình và xã hội.