Điều kiện để được tham gia thị trường chứng khoán? Điều kiện để được niêm yết trên thị trường chứng khoán? Trình tự, thủ tục, cách thức niêm yết trên thị trường chứng khoán?
Việc hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán (TTCK) là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cũng đòi hỏi phải có TTCK để làm cầu nối giữa một bên là các nhà đầu tư (bao gồm các tổ chức kinh tế – xã hội và dân chúng) với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh và Nhà nước cần vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước (tiền để thỏa mãn các nhu cầu chung của đất nước).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Chứng khoán thì: “Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán”.
Mục lục bài viết
1. Phân loại niêm yết chứng khoán
1.1. Niêm yết lần đầu
Niêm yết lần đầu là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng kí niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết.
1.2. Niêm yết bổ sung
Quá trình chấp thuận của SGDCK cho một công ty niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn, hay sát nhập, chi trả cổ tức…
1.3. Thay đổi niêm yết
Phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình.
1.4. Niêm yết lại
Cho phép niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã hủy bỏ vì các lí do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết.
1.5. Niêm yết cửa sau
Trường hợp một tổ chức niêm yết chính thức sát nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết.
1.6. Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần
Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một SGDCK trong nước hoặc nước ngoài.
Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán được phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại chưa hoặc không được niêm yết.
2. Thủ tục niêm yết
– Sở giao dịch thẩm định sơ bộ.
– Nộp bản đăng kí lên Ủy ban chứng khoán.
– Chào bán ra công chứng.
– Xin phép niêm yết.
– Thẩm tra niêm yết chính.
– Niêm yết.
3. Điều kiện niêm yết cổ phiếu
Điều kiện và các thủ tục để tiến hành niêm yết cổ phiếu trên SGD, Trung tâm GDCK được quy định chi tiết tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 19/1/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Cụ thể như sau:
3.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán (SGD)
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;
c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
đ) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ
e) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
3.2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTCK)
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định;
e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm
3.3. Cách thức để một công ty có thể niêm yết cổ phiếu trên SGD, Trung tâm GDCK
Để có thể niêm yết cổ phiếu của mình trên SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK, tổ chức đăng ký niêm yết cổ phiếu phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu bao gồm:
a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu;
c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;
d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán;
đ) Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo;
e) Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);
g) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký tập trung.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết, SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Luật sư
4. Điều kiện tham gia giao dịch chứng khoán trên HNX và HOSE
Để tham gia giao dịch chứng khoán trên SGDCK Hà Nội và thành phố HCM, nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhà đầu tư mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tạo công ty chứng khoán thành viên của SGDCK.
Bước 2: Lưu kí chứng khoán và kí quỹ tiền trước khi giao dịch.
Nhà đầu tư phải lưu ký chứng khoán tại công ty chứng khoán và đảm bảo có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản giao dịch chứng khoán.
Khi đặt lệnh mua chứng khoán, nhà đầu tư kí quỹ tiền giao dịch theo mức thỏa thuận với công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản.
Bước 3: Lựa chọn chứng khoán giao dịch
Nhà đầu tư tìm hiểu thông tin về chứng khoán công ty niêm yết, công ty đăng kí giao dịch trên Upcom trên các phương tiện công bố thông tin và lựa chọn chứng khoán giao dịch.
Bước 4: Đặt lệnh giao dịch
Nhà đầu tư đặt lệnh mua, bán chứng khoán theo mẫu phiếu lệnh của công ty chứng khoán; giá đặt mua, bán của nhà đầu tư phải nằm trong phạm vi biên độ dao động giá của ngày giao dịch quy định cho từng thị trường.
– Nếu chọn hình thức giao dịch khớp lệnh kiên tục: Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thỏa mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống.
– Nếu chọn hình thức giao dịch thỏa thuận:
Trường hợp đã tìm được đối tác giao dịch, nhà đầu tư thực hiện phương thức thỏa thuận thông thường và công ty chứng khoán nhập kết quả giao dịch vào hệ thống.
Trường hợp chưa tìm được đối tác giao dịch, nhà đầu tư tham khảo thông tin mua, chào bán tốt nhất trên thị trường qua hệ thống thông tin giao dịch trực tuyến tại các công ty chứng khoán, và yêu cầu công ty chứng khoán thực hiện lệnh mua bán cho mình theo giá tốt nhất có thể thông qua phương pháp thỏa thuận điện tử.
Bước 5: Nhận kết quả giao dịch
Nhà đầu tư sẽ nhận được kết quả giao dịch chi tiết tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản.
Bước 6: Nhận tiền và chứng khoán theo kết quả giao dịch
Sau thời hạn thanh toán, tiền và chứng khoán theo kết quả giao dịch của nhà đầu tư được tự động chuyển tới tài khoản của nhà đầu tư thông qua hệ thống thanh toán và bù trừ chứng khoán.