Dân phòng và dân quân tự vệ là hai lực lượng có vai trò cốt cán, quan trọng trong đời sống để nhằm mục đích bảo vệ, giữ gìn an toàn, trật tự xã hội chung của nhân dân. Vậy để được tham gia lực lượng dân phòng, dân quân tự vệ thì phải cần đáp ứng các điều kiện gì?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện tham gia dân phòng, dân quân tự vệ:
(1) Đối với đội dân quân tự vệ:
Căn cứ Điều 10 Luật dân quân tự vệ quy định tiêu chuẩn để tham gia dân quân tự về gồm có:
- Về lý lịch: phải rõ ràng.
- Đảm bảo chấp hành đầy đủ và nghiêm túc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Về sức khỏe: đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe.
- Về độ tuổi:
+ Đối với công dân nam: phải từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi.
+ Đối với công dân nữ: phải từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.
(2) Đối với đội dân phòng:
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 46/VBHN-VPQH 2023 quy định đội dân phòng được hiểu là một tổ chức gồm có những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, có chức năng giữ gìn an ninh trật tự tại nơi cư trú.
Theo quy định tại Điều 5 Văn bản hợp nhất số 46/VBHN-VPQH 2023, đội dân phòng đảm bảo điều kiện sau:
- Độ tuổi: đảm bảo từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Về sức khỏe: đảm bảo đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng khi có yêu cầu.
2. Quy định về việc đăng ký tham gia dân phòng, dân quân tự vệ:
(1) Trường hợp đăng ký thành lập dân quân tự vệ:
Căn cứ Điều 9 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định việc đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ và có trách nhiệm đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ vào tháng 4 hàng năm dựa trên kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ đối với công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi có sự thay đổi nơi cư trú đến đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
Đối với trường hợp có sự thay đổi tại nơi làm việc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
(2) Trường hợp đăng ký thành lập đội dân phòng:
Đối với đội dân phòng sẽ được thành lập ở tại thôn, tổ dân phố.
Thành phần sẽ gồm có: Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng chính là những người được công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bổ nhiệm.
Việc thành lập đội dân phòng sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập, quản lý.
3. Trường hợp nào được hoãn đăng ký dân quân tự vệ?
Căn cứ Điều 11 Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định các trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ gồm có:
- Đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Đối tượng không đủ sức khỏe để thực hiện tham gia dân quân tự vệ.
- Đối tượng có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân.
- Đối tượng có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân.
- Đối tượng có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.
- Đối tượng là lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận.
- Đối tượng là vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
- Đối tượng là người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Còn khi thuộc những trường hợp như dưới đây thì các đối tượng sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ:
- Đối tượng là vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ.
- Đối tượng là vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Đối tượng là quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.
- Đối tượng là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Đối tượng là người làm công tác cơ yếu.
4. Dân phòng, dân quân tự vệ thực hiện những nhiệm vụ nào?
(1) Đối với lực lượng dân quân tự vệ:
Theo quy định tại Điều 5 Luật dân quân tự vệ 2019 thì dân quân tự vệ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Có trách nhiệm sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu nhằm mục đích bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
- Có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam.
- Có trách nhiệm tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định.
- Có trách nhiệm tham gia huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.
- Có trách nhiệm tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập
- Có trách nhiệm tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Có trách nhiệm tham gia việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ.
- Có trách nhiệm trong việc tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.
- Có trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định.
- Thực hiện tích cực trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- Thực hiện tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
- Có trách nhiệm thực hiện những công việc khác theo quy định.
(2) Đối với đội dân phòng:
Theo quy định, đội dân phòng sẽ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ về phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Bên cạnh đó chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
THAM KHẢO THÊM: