Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, triết học phương Tây hiện đại dần dần xa rời truyền thống duy vật và biện chứng thời cận đại, chuyển sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình, phân hóa thành nhiều trường phái, trong đó có ba trường phái chủ yếu: chủ nghĩa duy khoa học, chủ nghĩa nhân bản phi duy lý, chủ nghĩa Tômát mới.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học phương Tây hiện đại:
Nguyên nhân của sự chuyển hướng ấy trước hết là sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật đã trở thành nhân tố quan trọng để khắc phục nghèo đói, bệnh tật và các tạo hoá khác; con người học được cách chế ngự thiên nhiên, thay lao động cơ bắp bằng lao động cơ khí… Con người lạc quan nhìn về tương lai với niềm hy vọng của nhân tố khoa học – kỹ thuật… Nhưng rồi, Đại chiến thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai đã diễn ra, con người lại chứng kiến sự tàn phá huỷ diệt của các thành tựu khoa học – kỹ thuật. Sự thật ấy làm cho con người “trong mọi lĩnh vực đều vàng lên nốt nhạc hoài nghi”, làm cho “con người thế kỷ XX đã mất lòng tin vào lịch sử của mình”thế kỷ XX đã đến với chiến tranh, thất vọng và bị quan.
Con người với nỗi lo sợ, tuyệt vọng trong dòng chảy của lịch sử là không biết trôi về đâu”. “Còn khoa học đã biết bao thay đổi, tất cả các khái niệm lý tính đều bị bẻ cong hay bị đập nát, khoa học mất hướng đi”. Bi kịch của con người ở thế kỷ XX đã được nhà triết học Đức Anbert Toraytxerợ định nghĩa khi ông nhận giải thưởng Nôben 1952 rằng “con người đã trở thành siêu nhân… Nhưng con người có được sức mạnh siêu nhân lại chưa vươn lên được trí tuệ siêu con người. Sức mạnh của nó càng tăng tiến bao nhiêu, thì nó càng trở nên nghèo nàn bấy nhiêu…”.
Trong điều kiện lịch sử ấy, nét đặc thù của triết học phương Tây hiện đại là diễn ra theo hướng có sự điều hoà mâu thuẫn giữa khoa học với tôn giáo, sự tách biệt đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân bản.
2. Một số nội dung triết học phương Tây hiện đại:
2.1. Triết học duy khoa học Trào lưu triết học duy khoa học ra đời từ thế kỷ XIX đầu XX:
Đại diện cho trào lưu này là chủ nghĩa thực chứng. Chủ nghĩa thực chứng là xu hướng trong triết học và khoa học, các đại biểu của nó xem nguồn gốc duy nhất của tri thức đích thực là khoa học cụ thể nghĩa là chỉ có những khoa học cụ thể mới cung cấp tư liệu thiết thực (tức là những tư liệu tích cực, thực tế, không hoài nghi). Còn những giá trị nhận thức của nghiên cứu triết học thì chủ nghĩa thực chứng bác bỏ là vô bổ, thế giới quan triết học không cần thiết. “Khoa học tự nó là triết học” – đó là thực chất của chủ nghĩa thực chứng.
Oguyxtơ Côngtơ (1798 – 1957) là người sáng lập chủ nghĩa thực chứng. Ông cho rằng, với tư cách là học thuyết về bản chất của các hiện tượng, về nguồn gốc và nguyên nhân của chúng, thì phải loại bỏ triết học và thay vào đó sự tổng hợp, các quan điểm khoa học phổ biến của mọi tư liệu khoa học tự nhiên và cả tư liệu về xã hội. Với nghĩa ấy, Côngtơ gọi triết học của mình là thực chứng hay là thiết thực. Nét đặc trưng của triết học này theo Côngtơ là thừa nhận tất cả các hiện tượng bị lệ thuộc vào các quy luật tự nhiên bất biến.
Việc tìm tòi nguyên nhân đầu tiên hay cuối cùng là vô nghĩa và không thực hiện được. Khi nghiên cứu lịch sử, Côngtơ cho rằng loài người đã đến với triết học thực chứng trong quá trình phát triển trí tuệ của mình. Ông chia làm ba giai đoạn phát triển lý tính của loài người: ở trạng thái thứ nhất là trạng thái thần học, con người giải thích bản tính sự vật bằng sự tác động của những nhân tố siêu nhiên khác nhau; ở trạng thái thứ hai là trạng thái siêu hình, con người dùng những trừu tượng tiêu biểu thay nhân tố siêu nhiên để giải thích các hiện tượng đã quan sát được; ở trạng thái thứ ba là trạng thái khoa học (hay là thiết thực, con người hướng tới phối hợp đúng đắn giữa lập luận với quan sát và thực nghiệm để nhận thức các quy luật thực tế của các hiện tượng.
Công tơ cho rằng cần phải từ chối khả năng đạt tới tri thức tuyệt đối và từ bỏ nhận thức nguyên nhân bên trong của các hiện tượng. Khi bàn tới lợi ích của triết học thực chứng, Côngtơ chỉ ra bốn đặc điểm: một là, nó đem lại phương tiện thống nhất hợp lý để tìm ra các quy luật lôgíc của trí tuệ con người; hai là khả năng luận chứng chặt chẽ của triết học thực chứng sẽ cung cấp khả năng đảm nhận vai trò chỉ đạo trong việc cải tạo chung hệ thống giáo dục và đào tạo; ba là việc nghiên cứu chuyên ngành các khoa học triết học thực chứng sẽ tạo đà cho sự tiến bộ của các khoa học riêng lẻ; bốn là, có thể xem triết học thực chứng như là cơ sở vững chắc duy nhất của việc cải tạo xã hội.
Bước sang thế kỷ XX cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã làm biến đổi sâu sắc ý thức của đại bộ phận quân chúng nhân dân. Các công trình khoa học tự nhiên của Lui Paxtơ và Rôbe Cốc, của V.Rơnghen, vợ chồng Quy cùng với Beckeren, của Mác Plancơ, của Anbe Anhxtanh… đã mở đường vào thế giới vi mô, đã làm thay đổi những quan niệm về bức tranh cơ học về thế giới, buộc các nhà khoa học từ bỏ những khuôn mẫu tư duy phổ biến thời đó.
Để phù hợp với tình hình trên, triết học của khoa học mang một hình thức mới là chủ nghĩa thực chứng mới. Chủ nghĩa thực chứng mới có tham vọng phân tích và giải quyết những vấn đề phương pháp luận • triết học cấp bách. Những vấn đề đó là vai trò của các phương tiện tượng trưng – ký hiệu trong tư duy khoa học, mối quan hệ giữa phần lý luận và cơ sở kinh nghiệm của khoa học, bản chất và chức năng của quá trình toán học hoá và hình thức hoá tri thức…
Khi bàn tới quan hệ giữa triết học và khoa học, các đại biểu của chủ nghĩa thực chứng mới cho rằng chỉ có tri thức của khoa học chuyên ngành mới là tri thức duy nhất có thể có. Các vấn đề triết học cổ truyền có trước chủ nghĩa thực chứng và hiện đang tồn tại là thứ siêu hình học vô nghĩa vì nó dựa trên cơ sở các thuật ngữ, các khái niệm giả danh, vì các định nghĩa của chúng không kiểm nghiệm được. Trên cơ sở ấy chủ nghĩa thực chứng mới coi nhiệm vụ của triết học không phải là ở sự khái quát mà là hoạt động phân tích các hình thức ngôn ngữ của tri thức. Họ coi đối tượng của triết học là ngôn ngữ mà trước hết là ngôn ngữ của khoa học, với tư cách là một phương thức biểu hiện tri thức, là hoạt động nhằm phân tích tri thức đó và những khả năng biểu hiện nó trong ngôn ngữ.
Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa thực chứng mới phổ biến vào những năm 1930 – 1940 trong giới tri thức khoa học là tư tưởng quy triết học thành sự phân tích ngôn ngữ của khoa học về lôgíc, về nguyên lý xác minh, các kết cấu hình thức trong ngôn ngữ của khoa học.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, ngay từ những năm 1950, cuộc cách mạng trên của chủ nghĩa thực chứng muốn loại siêu hình học ra khỏi tri thức triết học và khoa học đã không được đáp ứng và các vấn đề siêu hình học cổ điển vẫn còn ý nghĩa để xem xét hoạt động sống, bản chất con người, để phân tích tri thức luận, còn vấn đề hình thức hoá hoàn toàn ngôn ngữ của khoa học cũng không thực hiện được vì trong cấu trúc lý thuyết khoa học còn có những mệnh đề siêu hình học, không thể kiểm tra được bằng nguyên tắc xác minh.
Trào lưu triết học duy khoa học đã đi sâu nghiên cứu nhiều thành quả quan trọng của khoa học tự nhiên trong đó có những nhân tố tích cực, triết học Mác có thể tiếp thu, sử dụng. Song trào lưu này cũng còn nhiều mẫu thuẫn không thể khắc phục được. Vì vậy nó không thể mở ra con đường mới cho triết học.
2.2. Triết học nhân bản phi duy lý theo triết học phương Tây hiện đại:
Trong vấn đề con người và xã hội, giai cấp tư sản không muốn thừa nhận quy luật khách quan của sự phát triển nên họ đề cao chủ nghĩa phi duy lý, do đó hình thành trào lưu triết học nhân bản phi duy lý. Người sáng lập chủ nghĩa phi duy lý là Sopenhauơ (1788 – 1860). Ông cho rằng thế giới không có lý tính mà chỉ có ý chí”. “Ý chí” là “khí thể” lan tỏa trong cả tự nhiên và xã hội. Hình thức biểu hiện của trào lưu này là “triết học cuộc sống”, “triết học hiện sinh”, “triết học Phơrớt”. Xu hướng của trào lưu triết học này là xóa bỏ lý tính, coi cơ sở của triết học là trực giác thể nghiệm trực tiếp và trình bày quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội như một cái gì vô lý, không quy luật và vô nghĩa.
“Triết học cuộc sống” có cội nguồn từ F.Nitse (1844 : 1900) và các đại biểu: Bécxông (1859 – 1941), Đintây (1833 – 1911). “Triết học cuộc sống” xuất hiện với tư cách là sự đối lập với chủ nghĩa duy lý cổ điển và sự phản ứng với sự khủng hoảng của khoa học tự nhiên CƠ học. “Triết học cuộc sống chú ý đến cuộc sống với tư cách là hiện thực thứ nhất, là quá trình hữu cơ toàn vẹn tồn tại trước khi có sự phân chia vật chất và tinh thần, tư duy và tồn tại. Khái niệm cuộc sống có nhiều nghĩa, không rõ ràng, được hiểu trên bình diện sinh học (Nitse), vũ trụ học (Bécxông), văn hóa – lịch sử (Đintây).
Trong tất cả các cách giải thích thì cuộc sống biểu hiện là một quá trình hình thành phát triển, mang tính sáng tạo liên tục, toàn vẹn, đối lập với tất cả những gì xác định, cứng nhắc. Phê phán chủ nghĩa duy khoa học, triết học cuộc sống cho rằng sự nhận thức về lý tính nhằm định hướng vào việc thoả mãn những nhu cầu thực tiễn thuần tuý, là xuất phát từ lợi ích thực dụng, là mang tính chất phi lý. Đối lập lại, phương pháp nhận thức của triết học cuộc sống là trực giác – hình ảnh tượng trưng nhằm nắm bắt hiện thực cuộc sống (trực giác của Bécxông, Nitse, sự lĩnh hội của Đintây).
“Triết học hiện sinh” là biểu hiện rõ ràng nhất sự khủng hoảng tinh thần của xã hội tư bản hiện đại. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, sự sụp đổ của các giá trị và các khái niệm cũ do sự phát triển của khoa học kỹ thuật là cơ sở phát triển của triết học hiện sinh. Khởi đầu của triết học hiện sinh là Kiếcogo (1813 – 1855) – người xây dựng những phạm trù hiện sinh như cái phi lý, lo âu, tuyệt vọng. Ông là người đầu tiên dùng thuật ngữ hiện sinh là phương thức tồn tại của cá nhân con người.
Đầu thế kỷ XX Huxeclơ (1858 – 1938) đã đem hiện tượng học làm cơ sở phương pháp luận cho triết học hiện sinh. Xáctơrơ (1905 – 1980) đã xây dựng hoàn chỉnh triết học này. Tuy vậy việc đưa ra khái niệm hiện sinh là khó vì số lượng các vấn đề triết học đó đặt ra quá lớn. Đặc trưng cho triết học hiện sinh là “ý thức thuần tuý về bản thân”, là sự tồn tại đích thực nhân cách con người.
Triết học hiện sinh coi sự tồn tại của con người là hiện thực tuyệt đối và duy nhất. Những người hiện sinh cho rằng thế giới và các vấn đề của nó chỉ tồn tại khi nó chạm đến tôi, đến sự tồn tại của tôi. Con người là kẻ cô đơn bị vứt bỏ giữa một thế giới xa lạ và thù địch với nó, người hiện sinh gọi thế giới đó là cái “không phải tôi” (non moi). Con người tưởng đã chinh phục thế giới xa lạ đó bằng khoa học kỹ thuật. Nhưng giờ đây, nó kinh hoàng nhận ra rằng cái “không phải tôi” đã nổi dậy chống lại cái “tôi”.
Ý thức nghèo khốn của con người bị áp lực bên ngoài, cảm thấy tuyệt vọng với thế giới bên ngoài, do đó toan ẩn trốn vào bên trong. Nhưng ngay ở đây, con người cũng không tìm thấy sự yên tĩnh vì bên trong nó cũng trống rỗng. Con người chìm đắm trong khổ đau giữa nó với thế giới của nó, giữa nó và những người khác… Do đó con người tuyệt vọng, hoảng sợ trước sự không tồn tại, lo âu về cái chết.
Những triết học hiện sinh coi con người là tự do – một thứ tự do bẩm sinh, tuyệt đối. Để có được cuộc sống đích thực, để có tự do, con người phải “dấn thân” vào một thế giới xa lạ với nó, như ở trong ngục tù, không có lối ra. Để thử tránh khỏi bản thân mình, con người thích ứng với thế giới, học sử dụng công cụ, sống hoà lẫn với người khác. Như vậy, ban đầu con người tìm được một sự yên tĩnh giả tạo, tạm thời. Cuối cùng nỗi khổ, sự lo âu vẫn trở lại với con người. Chủ nghĩa hiện sinh tự coi là “triết học của cái phi duy lý”.
Triết học Phơrớt hình thành đầu thế kỷ XX do nhà bệnh học tâm thần Phơrớt (1858 – 1939) sáng lập. Hệ thống phân tích tâm lý của ông gồm các nội dung cơ bản:
Thứ nhất, lý luận về vô thức. Ông chia thành quá trình tâm lý của con người thành ba bậc: ý thức, tiến thức và vô thức… Sự suy nghĩ của con người thường tiến hành giữa trạng thái ý thức và vô thức. Ý thức là tâm lý nhận biết của con người. Còn vô thức là hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi lý trí do bản năng, thói quen và dục vọng của con người gây ra. Hoạt động tâm lý này do tình cảm và dục vọng chi phối. Tiền thức là yếu tố trung gian giữa ý thức và vô thức.
Theo Phơrớt trong vô thức có ẩn dấu xung đột bản năng, để trở thành ý thức phải thông qua sự lựa chọn, phê chuẩn của “tiến thức”; ý thức không phải là thực chất của hoạt động tâm lý mà chỉ là một thuộc tính không ổn định của hoạt động tâm lý. Vô thức mới là căn cứ của hành vi con người. Ông phân tích những hành vi vô thức hàng ngày và cho rằng nguyên nhân tâm lý của nói nhịu, viết sai, quên lãng, đưa nhầm, lấy nhầm là kết quả của những ước vọng bị dồn nén. Cống hiến của Phơrớt là đề xuất và nghiên cứu vai trò của vô thức trong hệ thống phân tích tâm lý, nhưng sai lầm của ông là đã khuyếch đại tác dụng của vô thức đối với hành vi của con người, không đánh giá đúng vai trò của ý thức và các điều kiện xã hội.
Thứ hai, trong lý luận nhân cách, Phơrớt đưa ra các khái niệm “cái ấy”, “cái tôi” và “cái siêu tôi”. Theo Phoát, “cái ấy” chính là sự thể hiện của libido (tính dục), bản năng đầu tiên có từ khi con người sinh ra. Nó là nguồn năng lượng tâm lý đòi hỏi bộc lộ và được thoả mãn một cách mãnh liệt, tuân theo nguyên tắc khoái cảm. “Cái tôi” là hệ thống ý thức, cái đứng giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài hoạt động theo nhu cầu của thế giới bên ngoài, điều tiết sự xung đột giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài, “Cái siêu tôi” là đại diện của xã hội, của lý tưởng và của uy thế bên ngoài trong tâm lý con người. Nó được tạo thành từ các chuẩn mực xã hội, quy tắc luân lý và các luật tốn giáo. Phơrớt cho rằng trạng thái tâm lý của con người bình thường là người giữ được cân bằng ba cái: “cái ấy”, “cái tôi” và “cái siêu tối” vv.. Những người mắc bệnh tinh thần là do mối quan hệ cân bằng giữa ba cái đó bị phá vỡ.
Thứ ba, thuyết tính dục. Phơrớt cho rằng trong mọi xung động bản năng của “cái ấy” thì bản năng tình dục là hạt nhân, là cơ sở của hành vi con người. Tính dục theo Phơrớt (nghĩa rộng) là xung đột vĩnh hằng. Do đó về tâm lý thường có hiện tượng nằm mơ, nói nhịu và các bệnh tinh thần khác. Giấc mơ theo Phơrớt “là sự thoả hiệp hình thành giữa yêu cầu của một bản năng dồn nén với sự kháng cự lại của một sức mạnh được kiểm duyệt trong cái tôi”. Ông cho rằng nguyên nhân của nhiều loại bệnh tinh thần là do bản năng tình dục bị đè nén.
Ông đề ra phương pháp chữa bệnh tinh thần hay là “Phương pháp giải thoát tinh thần”. Ông coi nằm mơ là một biểu hiện của tính dục, là khởi điểm tốt của tự do liên tưởng. Theo ông mọi cái thể hiện trong giấc mơ là sự thể hiện hoặc thoả mãn một nguyện vọng nào đó. Do đó, thông qua tự do liên tưởng và tự phân tích có thể biết được điều bí mật trong nội tâm để chữa khỏi bệnh tinh thần. Phơrớt coi bản năng tính dục của con người là cơ sở duy nhất cho các hoạt động của con người. Điều đó không đúng vì không thể tách rời tính xã hội, tách rời phương thức sản xuất của xã hội để bàn luận về hành vi của con người một cách trừu tượng kể cả hành vi tính dục.
Hệ thống phân tích tâm lý của Pharớt lấy lý luận vô thức và lý luận về tính dục làm hạt nhân và bổ sung những kiến thức quan trọng cho tâm lý học. Chủ nghĩa Phơrớt đã tiếp thu truyền thống duy vật của khoa học tự nhiên cổ điển và của thuyết tiến hóa. Tuy nhiên trong thế giới quan triết học của ông bộc lộ những yếu tố duy tâm khi đem sinh vật hoá những cái thuộc về tâm lý của con người, đem tự nhiên hoá những cái về loài người, đem tâm lý hóa những cái thuộc về xã hội và tuyệt đối hóa cái tâm lý trong đời sống con người.
2.3. Triết học tôn giáo theo triết học phương Tây hiện đại:
Triết học tôn giáo là một bộ phận đặc biệt chuyên suy luận triết học độc lập về Chúa và tôn giáo. Điển hình của triết học tôn giáo là chủ nghĩa Tômát mới.
Chủ nghĩa Tômát mới, dựa trên cơ sở học thuyết của Tômát Đacanh. Chủ nghĩa Tômát mới lấy Chúa làm nòng cốt, lấy đức tin làm tiền đề, lấy thần học làm căn cứ. Triết học Tômát mới là triết học chính thức của Vaticăng sau khi Giáo hoàng Lep XIII công bố vào 1874. Sau hội nghị phê chuẩn đường lối “đổi mới” đạo Thiên Chúa ở Vaticăng (1962 – 1965) thì chủ nghĩa Tômát mới không còn là triết học quân phương duy nhất, song nó vẫn thâm nhập và dưới nhiều hình thức, nó kết hợp với các trường phái triết học khác tạo ra một tiết học Thiên Chúa giáo có hình thái mới, thích ứng với đặc điểm thời đại, gồm các tư tưởng:
Thứ nhất, chủ nghĩa Tômát mới vẫn lấy Chúa làm nguyên tắc tối cao, nhưng điểm khác với chủ nghĩa Tômát trung cổ là thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò của khoa học, đòi đi sâu hơn về nhận thức luận và triết học tự nhiên thích ứng với nhu cầu của thời đại, để luận chứng cho sự nhất trí giữa tri thức và đức tin, khoa học và thần học.
Thứ hai, về nhận thức luận, khi phân tích tri thức, chủ nghĩa Tômát mới một mặt thừa nhận tính khách quan của nhận thức, tính đúng đắn của các phán đoán khoa học; nhưng mặt khác, dùng nguyên tắc tương đồng loại suy để thừa nhận bản thể của thế giới hiện thực mà xác nhận bản thể của Chúa, từ đó rút ra tri thức lý tính phù hợp với đức tin của con người.
Thứ ba, về triết học tự nhiên, chủ nghĩa Tômát mới lấy học thuyết hình thức và vật chất của Arixtốt làm cơ sở lý luận cho triết học tự nhiên. Dựa vào đó, chủ nghĩa Tômát mới cho rằng bất cứ vật thể nào cũng do hình thức và vật chất cấu thành. Vật chất là bản nguyên thụ động, là hiện thực vật chất là cái phi tồn tại, nó cần có hình thức mới giành được tính quy định, mới thực hiện được sự tồn tại của nó. Nhờ có hình thức nên mới thực hiện được tính đa dạng của phương thức tồn tại phổ quát vĩnh viễn của thế giới vật chất làm đối tượng nghiên cứu, thì đó cũng chính là đối tượng của đức tin của thần học. Vì Chúa là hình thức tối cao, là hình thức của các hình thức cho nên việc nghiên cứu khoa học tự nhiên là quá trình không ngừng phát hiện ra Chúa, khẳng định Chúa và không phủ nhận Chúa. Vậy khoa học và thần học đã hợp tác rất hoà thuận để phát hiện và chứng minh sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa.
Thứ tư, về lý luận chính trị xã hội, chủ nghĩa Tômát mới phủ nhận sự tồn tại của các giai cấp, chủ trương thuyết tính người trừu tượng, coi trần thế là tạm thời, cuộc sống tương lai mới là vĩnh hằng. Chủ nghĩa Tômát mới rất chú ý đến sự kết hợp thời đại mới, biết nắm lấy những vấn đề bức xúc của xã hội để tôn giáo có thể phát huy vai trò của tôn giáo trong thời đại mới. Họ cho rằng xã hội hiện nay đang đứng trước những vấn đề nghiêm trọng: khoa học – kỹ thuật phát triển đã đặt nhiều vấn đề xã hội phức tạp, khó giải quyết, bản thân khoa học không đủ đảm bảo tiến bộ và hạnh phúc của nhân loại. Con người ra sức chinh phục thế giới tự nhiên thì họ mất đi ý thức về cuộc sống và tình yêu Chúa… Để cứu lấy nhân loại phải nhờ lấy đức tin, đến Chúa, phải lấy Chúa làm trung tâm để con người thấm nhuần những giá trị chân chính… Vậy, chủ nghĩa Tômát mới sử dụng những mâu thuẫn có thực trong xã hội của chủ nghĩa tư bản hiện đại để tuyên truyền cho Chúa, đề cao đạo đức tôn giáo.
Thứ năm, về đạo đức học, khác với trào lưu duy lý, chủ nghĩa Tômát mới coi đức tin và lý trí nhất trí, thân học và khoa học nhất trí. Hệ thống lý luận đạo đức cao nhất là quy tắc “vĩnh hằng” của Chúa. Ý muốn của Chúa vĩnh viễn quy định nội dung đạo đức. Do đó việc nhận thức đạo đức không chỉ dựa vào luận chứng của lý tính mà còn phải dựa và đức tin, vì, thiếu đức tin tôn giáo thì không thể lĩnh hội được các quy tắc đạo đức của Chúa ban bố.
Tóm lại, các trào lưu triết học đã nêu trên phản ánh mâu thuẫn sâu sắc của của thế giới quan tư sản. Để thoát khỏi khó khăn, triết học phương Tây đã và đang diễn biến theo ba hướng: Một là hợp vào một dòng với triết học tôn giáo. Điều đó biểu hiện một mặt hai trào lưu lớn vốn có liên hệ mật thiết với tôn giáo, mặt khác để biện hộ tốt hơn cho tôn giáo, các nhà thần học và tôn giáo thay đổi cách thức luận giải; hoặc điều hoà đức tin với khoa học để luận chứng những tín điều tôn giáo. Hoặc điều hoà chủ nghĩa nhân bản với thân học, Theo hướng này, chủ nghĩa Tômát mới có ảnh hưởng lớn nhất, sau đó là chủ nghĩa nhân cách. Hai là sự thâm nhập hoặc hoà vào nhau giữa các trường phái triết học.
Từ giữa thế kỷ XX, xu thế các trường phái thâm nhập, hoà vào nhau càng tăng, sự đối lập giữa các trường phái giảm. Sự xuất hiện chủ nghĩa lịch sử, việc chú giải học thâm nhập vào lĩnh vực triết học khoa học, đánh dấu sự kết hợp của nhận thức luận với xã hội tri thức. Chủ nghĩa cấu trúc là tư tưởng sử dụng rộng rãi phương pháp kết cấu khoa học và các khoa học xã hội và nhân văn. Ba là thâm nhập vào chủ nghĩa Mác. Họ cố gắng đi tìm “điểm kết hợp” với chủ nghĩa Mác. Một số người lại chủ trương lấy các trường phái triết học trên để “bổ sung”, “xét lại” chủ nghĩa Mác.