Điều kiện, quy trình mang thai hộ theo luật mang thai hộ mới nhất. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Kể từ khi pháp luật cho phép mang thai hộ đã có rất nhiều hồ sơ xin mang thai hộ được duyệt. Hiện tại, cả nước có 3 đơn vị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) và Bệnh viện Trung ương Huế. Sau khi em bé đầu tiên được sinh ra từ việc mang thai hộ ở bệnh viện Phụ sản Trung ương bằng kỹ thuật mổ sinh vào tháng 1 năm 2016, nhiều người hiếm muộn đã rất kỳ vọng vào phương pháp này.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, quy trình mang thai hộ theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật hôn nhân gia đình khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Thứ nhất, điều kiện mang thai hộ theo luật mang thai hộ mới nhất:
Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có các quy định ràng buộc pháp lý về mang thai hộ. Theo đó, cặp vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau:
– Có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai, sinh con ngay cả khi thụ tinh trong ống nghiệm.
– Vợ chồng đang không có con chung.
– Đã được tư vấn về y tế, tâm lý, pháp lý.
Còn người được nhờ mang thai hộ phải đủ các điều kiện sau:
– Là người thân thích cùng hàng của bên chồng bên vợ nhờ mang thai hộ.
– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần duy nhất.
– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của đơn vị y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.
– Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ và trẻ sinh được bảo đảm bí mật, riêng tư.
Tại Việt Nam, chi phí cho một ca mang thai hộ khoảng từ 30 – 50 triệu, trong khi đó tại Singapore là 400 triệu, tại Thái Lan là trên 300 triệu, Philippines khoảng 200 triệu.
Với nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn không còn khả năng sinh sản, thì đây là cơ hội tuyệt vời để họ có được đứa con của mình. Sẽ không thể nói hết được những niềm vui sướng của những cặp vợ chồng kém may mắn như vậy, nhìn nhận ở 1 góc độ thì những quy định này được coi là một bước đi tiến bộ trong việc giải quyết những mong muốn và khát khao rất chính đáng của những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con đồng thời sẽ tạo một bước hỗ trợ mới trong việc sinh sản ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình mang thai hộ được quy định như sau:
Đứa trẻ sinh ra trong trường hợp mang thai hộ sẽ chỉ mang mục đích nhân đạo là con chung của cả 2 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhờ kỹ thuật mang thai hộ thì việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ là kể từ thời điểm con được sinh ra, nghiêm cấm đẻ thuê hay các khoản lợi ích vật chất là tiền hay hiện vật khác trong khi mang thai hộ.
Sau khi các bác sỹ sẽ nuôi cấy vào tử cung của người phụ nữ được nhờ mang thai hộ một cách tự nguyện để người này mang thai và sinh con. Xảy ra ở cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sự can thiệp của y học bằng việc lấy trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, đây là quy định mới về việc được mang thai hộ trong Luật hôn nhân gia đình năm 2014 khi có quy định về việc cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau mang thai hộ vì khi người nữ phải tự nguyện, được giám sát bởi y tế và pháp luật chặt chẽ.
Đó là mong muốn của rất nhiều cặp vợ chồng không còn khả năng sinh sản. Phương án tốt nhất của họ lúc này là nhờ mang thai hộ. Theo các chuyên gia y tế đây là giải pháp tốt cho các trường hợp vô sinh không thể chữa trị là thể hiện tính nhân đạo bởi tỷ lệ vô sinh ở nước ta khá cao, khoảng 7,7% các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ. Dù quy định mang thai hộ đã chính thức được áp dụng nhưng lo ngại tình trạng mang thai hộ tràn lan, biến tướng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Nên hiện tại phương pháp này tập trung vào số ít các cơ sở y tế.
Thứ ba, việc thỏa thuận giữa hai bên về mang thai hộ như sau:
Các bên cần thỏa thuận về mang thai hộ giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ tức là bên nhờ mang thai hộ và vợ chồng người mang thai hộ tức là bên mang thai hộ phải có các nội dung chính sau đây:
– Theo các điều kiện của pháp luật có liên quan quy định tại Điều 95 của
– Điều 97 và Điều 98 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 các bên phải cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định.
– Cần ràng buộc các trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận như trái với các điều cấm trong pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
– Việc lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực là thể hiện các quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của hai bên đối với nhau. Khi ủy quyền cho người thứ ba, việc ủy quyền cho người thứ ba sẽ không có giá trị pháp lý trong trường hợp này.
– Pháp luật cấm trường hợp thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đó nếu vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính. Việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác, các bên sẽ dùng thủ đoạn để mang thai hộ vì mục đích thương mại kiếm tiền.
Thứ tư, quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ được quy định như sau:
– Kể từ thời điểm con được sinh ra thì quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ đối với con chính thức phát sinh. Theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội thì người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản nếu sản phụ có tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
– Sau khi bên nhờ mang thai hộ sinh thành thì bố mẹ nhờ mang thai không được từ chối nhận con. Nếu bên nhờ mang thai hộ chết khi vừa sinh con mà chết được hưởng di sản thừa kế đối với di sản của vợ chồng nhờ mang thai hộ áp dụng theo
– Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
– Khi bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho tôi hỏi trình tự thủ tục khi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhận đạo thế nào? Tôi cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp bạn muốn thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trình tự thủ tục như sau:
*Hồ sơ:
– Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;
– Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
– Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
– Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
– Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
– Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định và đã từng sinh con;
– Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề tính xác thực của các giấy tờ này;
– Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
– Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định.
Luật sư
*Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm Bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị đểthực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Bước 3: Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tại bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh. Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì bạn sẽ nhận được kết quả.
2. Thủ tục khai sinh khi nhờ mang thai hộ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, trong trường hợp hai vợ chồng tôi nhờ mang thai hộ thì tôi đăng ký khai sinh cho con có bắt buộc phải mang theo bản thỏa thuận mang thai hộ không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Thông tư 34/2015/TT-BYT thì:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh
2. Bổ sung Điểm c vào Khoản 2 Điều 2 như sau:
“Điều 2. Thủ tục cấp Giấy chứng sinh
“c) Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”.
Như vậy, theo quy định này thì trong trường hợp bạn nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì bạn cần phải mang theo bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
3. Xác định cha mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Vợ chồng tôi do hiếm muộn nên nhờ mang thai hộ, khi đứa trẻ sinh ra người mang thai hộ lại muốn đứng tên là mẹ trong khai sinh với lý do chị ta mới là người mang thai đứa trẻ. Xin hỏi Luật sư như vậy có được không? Vợ chồng tôi phải làm gì trong trường hợp này ? Nếu được thì vợ chồng tôi phải làm thủ tục khai sinh cho cháu như thế nào? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
“Mang thai hộlà việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”.
Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 94. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.”
Chiếu theo quy định trên của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vào trường hợp của vợ chồng bạn thì con được sinh ra là của vợ chồng bạn chứ không phải của người phụ nữ được vợ chồng bạn nhờ mang thai hộ. Việc người phụ nữ được nhờ mang thai hộ nói rằng do người đó mang thai đứa trẻ nên mới là mẹ của đứa trẻ và đòi đứng tên trong đăng ký khai sinh của đứa trẻ là không đúng. Còn trường hợp người mang thai hộ không chịu giao con khi sinh ra, gia đình bạn có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp buộc bên mang thai hộ phải giao con bởi vì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về mang thai hộ.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con bạn trong trường hợp mang thai hộ được quy định chi tiết tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi thành Luật Hộ tịch như sau :
“Điều 16. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
2. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này”.
Theo quy định trên, khi tiến hành đăng ký khai sinh cho con bạn, bạn cần làm thủ tục sau: Trước tiên, vợ chồng bạn nộp đủ các giấy tờ gồm :
– Tờ khai theo mẫu quy định.
– Giấy chứng sinh của con Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
– Văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ nêu trên, xét thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh gồm Thông tin của người được đăng ký khai sinh Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh và số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Sau đo Công chức Tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh
4. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Về nguyên tắc áp dụng kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ sẽ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Do đó, để có thể tiến hành kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, các cơ sở khám chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện nhất định như: Có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm trong năm tối thiểu là 300 ca, chưa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, đáp ứng nhu cầu và bảo đảm thuận lợi cho người dân. Ngoài ra, một số cơ sở khám chữa bệnh có thể thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như: Bệnh viện Phụ sản trung ương, bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, điều kiện về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định cụ thể tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Theo đó, hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm:
– Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày ….. tháng ….. năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
THỰC HIỆN KỸ THUẬT MANG THAI HỘ
Kính gửi: …. (Cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ).
I. PHẦN DÀNH CHO VỢ CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ (BÊN NHỜ MANG THAI HỘ)
1. Thông tin của bên nhờ mang thai hộ:
– Tên vợ:….
Ngày, tháng, năm sinh: …..
Địa chỉ: ….
Số điện thoại: Nhà riêng: … Di động: ……
Email: ….
– Tên chồng: ….
Ngày, tháng, năm sinh: …..
Địa chỉ: …..
Số điện thoại: Nhà riêng: … Di động: ….
Email: …..
2. Tóm tắt lý do đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
…..
3. Đã có bản cam đoan của vợ chồng về việc đang không có con chung có xác nhận của người có thẩm quyền?
Đã có □ Chưa có □
4. Đã có cam kết tự nguyện của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ
Đã có □ Chưa có □
5. Đã có xác nhận của cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản?
Đã có □ Chưa có □
6. Bên nhờ mang thai hộ đã được bác sỹ tư vấn về y tế chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn: …..
Tên bác sỹ:….
7. Bên nhờ mang thai hộ đã được tư vấn về tâm lý bởi người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn:….
Tên người tư vấn:….
8. Bên nhờ mang thai hộ đã được tư vấn về pháp lý liên quan đến việc mang thai hộ chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn:…
Tên luật sư, luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý:…..
II. PHẦN DÀNH CHO VỢ CHỒNG NGƯỜI MANG THAI HỘ (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN MANG THAI HỘ)
1. Phần thông tin của bên mang thai hộ
– Tên người mang thai hộ: …..
Ngày, tháng, năm sinh: …
Địa chỉ: ….
Số điện thoại: Nhà riêng:… Di động: ….
Email: …..
– Tên chồng (nếu có): ….
Ngày, tháng, năm sinh: …..
Địa chỉ:…..
Số điện thoại: Nhà riêng:… Di động:….
Email: ….
Tiền sử sinh sản của người vợ (bao gồm thời gian, thông tin chi tiết và kết quả của những lần mang thai trước, cần ghi rõ đã mang thai hộ lần nào chưa?)
….
2. Tóm tắt lý do đồng ý mang thai hộ
…..
3. Đã có bản cam đoan chưa mang thai hộ lần nào?
Đã có □ Chưa có □
4. Đã có thỏa thuận bằng văn bản thể hiện sự đồng ý của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ (cam kết tự nguyện)
Đã có □ Chưa có □
5. Đã được cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận khả năng mang thai, sinh con và người mang thai hộ đã từng sinh con
Đã có □ Chưa có □
6. Đã có xác nhận bên mang thai hộ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ
Đã có □ Chưa có □
7. Đã có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng)
Đã có □ Chưa có □
8. Bên mang thai hộ đã được bác sỹ tư vấn về y tế chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn:….
Tên bác sỹ: ……
9. Bên mang thai hộ đã được tư vấn về tâm lý người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày kiểm tra:…..
Tên người tư vấn:….
10. Bên mang thai hộ đã được tư vấn về pháp lý liên quan đến việc mang thai hộ chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn:….
Tên luật sư, luật gia, người trợ giúp pháp lý: ….
Lưu ý: Việc mang thai hộ phải được sử dụng trứng và tinh trùng của chính vợ chồng nhờ mang thai hộ, không được sử dụng trứng, hoặc tinh trùng của người mang thai hộ hoặc người khác. Mỗi trang của Đơn này phải có đầy đủ chữ ký của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Luật sư
– Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày ….. tháng….. năm 20….
BẢN CAM KẾT
TỰ NGUYỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
I. PHẦN THÔNG TIN VỢ CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ (BÊN NHỜ MANG THAI HỘ):
1. Tên vợ:….
Ngày, tháng, năm sinh: …..
Hộ khẩu thường trú:….
Nơi ở hiện nay:….
Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp:….
Số điện thoại: Nhà riêng: … Di động:…
Email:….
2. Tên chồng: ……
Ngày, tháng, năm sinh: …..
Địa chỉ thường trú: ……
Nơi ở hiện nay:….
Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: …..
Số điện thoại: Nhà riêng: …… Di động: …..
Email: …..
II. PHẦN THÔNG TIN VỢ CHỒNG NGƯỜI MANG THAI HỘ (BÊN MANG THAI HỘ)
1. Tên vợ:…
Ngày, tháng, năm sinh: ….
Địa chỉ thường trú: …..
Nơi ở hiện nay:….
Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: …..
Số điện thoại: Nhà riêng: … Di động:…..
Email: ….
2. Tên chồng (nếu có): …..
Ngày, tháng, năm sinh: ….
Địa chỉ thường trú: …..
Nơi ở hiện nay: …..
Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: ……
Số điện thoại: Nhà riêng: … Di động: …..
Email: ……
Sau khi đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý và tâm lý. Chúng tôi đã có hiểu biết về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai hộ, nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng phụ nữ mang thai và sinh con, nghĩa vụ đối với đứa trẻ được sinh ra. Chúng tôi viết Bản cam kết này để khẳng định đồng ý mang thai hộ, việc nhờ mang thai hộ và mang thai hộ là tự nguyện, không có ai bị đe dọa, ép buộc hoặc vì mục đích thương mại.
– Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.
– Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận.
– Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi.
– Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này.
– Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.
– Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Theo đó, cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.