Đảng kỳ là lá cờ tượng trưng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc kỳ là lá cờ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đây là hai biểu tượng cần phải được đề cao và tôn trọng. Vậy điều kiện quảng cáo có hình Đảng kỳ, Quốc kỳ Việt Nam được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện quảng cáo có hình Đảng kỳ, Quốc kỳ Việt Nam:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về Đảng kỳ và Quốc kỳ. Trước hết, lá cờ Việt Nam hay còn được gọi là Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Hiến pháp năm 2013 có quy định về Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng được xác định bằng hai phần ba (2/3) chiều dài của Quốc kỳ, quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nền màu đỏ ở giữa Quốc kỳ có ngôi sao vàng năm cánh. Ý nghĩa của Quốc kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền cờ màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, màu máu của các anh hùng dân tộc đã đổ xuống vì độc lập tự do của dân tộc, ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho linh hồn của dân tộc Việt Nam, năm cánh của ngôi sao là ý nghĩa tượng trưng cho năng tầng lớp nhân dân lao động cách mạng bao gồm sĩ – công – nông – thương – binh cùng đoàn kết kháng chiến.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Công văn 4789-CV/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc sử dụng Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam, có quy định cụ thể về Đảng kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng kỳ là lá cờ đại diện cho đảng Cộng sản Việt Nam, biểu tượng của Đảng kỳ đảng Cộng sản Việt Nam là biểu tượng hình “búa – liềm”. Có thể nói, Đảng kỳ và Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xem là một trong những điều kiện vô cùng thiêng liêng và quan trọng. Quá trình quảng cáo có sử dụng hai hình ảnh này cũng cần phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo, có quy định về vấn đề tôn trọng đối với các biểu tượng của dân tộc và đất nước. Cụ thể như sau:
– Hình ảnh quốc huy, hình ảnh quốc gia, Đảng kỳ thì phải Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ chỉ được sử dụng trong trường hợp có nội dung tôn trọng, có nội dung tôn vinh những biểu tượng đó, thể hiện tinh thần yêu nước, hoặc thể hiện những di sản hoặc truyền thống của dân tộc, truyền thống của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Nội dung quảng cáo có liên quan đến sự kiện lịch sử, sự kiện quốc gia, có liên quan đến các vị anh hùng dân tộc, danh Nhân văn hóa thế giới thì phải được thể hiện chính sách và trang nghiêm;
– Trong quá trình sử dụng biểu tượng và hình ảnh của các quốc gia trong hoạt động quảng cáo, cần phải thể hiện được sự tôn trọng và không gây ảnh hưởng tiêu cực, không gây bất cứ các bất lợi nào dưới bất kỳ hình thức nào về quan hệ đối ngoại với nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.
Như vậy có thể nói, hình ảnh Đảng kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, hình ảnh Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ được sử dụng trong trường hợp phản ánh nội dung tôn trọng, nội dung tôn vinh, tại hiện tinh thần yêu nước đối với nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện những di sản hoặc truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra cần phải lưu ý thêm một số trường hợp cơ bản sau:
– Nội dung kháng cáo có liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình quảng cáo có đề cập đến sự kiện quốc gia, đề cập đến hình ảnh và nội dung liên quan đến các anh hùng dân tộc thì cần phải được thể hiện chính xác và trang nghiêm;
– Trong quá trình sử dụng hình ảnh và biểu tượng của các quốc gia khác trong hoạt động quảng cáo, hoạt động quảng cáo đó phải được thể hiện sự tôn trọng và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Có được phép quảng cáo gây ảnh hưởng đến Đảng kỳ, Quốc kỳ Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018 có quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. có thể kể đến một số hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:
– Quảng cáo đối với những loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018;
– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nền độc lập và chủ quyền an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến nền an ninh quốc phòng của dân tộc;
– Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử văn hóa, trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và an toàn xã hội;
– Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm của Quốc kỳ, ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm của Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, gây ảnh hưởng đến vị anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa, gây ảnh hưởng đến các vị lãnh tụ và lãnh đạo của Đảng và nhà nước;
– Quảng cáo có tính chất phân biệt đối xử, kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc, định kiến về giới và định kiến về người khuyết tật;
– Quảng cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm và uy tín của các tổ chức, cá nhân trong xã hội;
– Quảng cáo có sử dụng hình ảnh lời nói, quảng cáo sử dụng chữ viết của các cá nhân tuy nhiên chưa được sự đồng ý của cá nhân đó, chưa trường hợp các văn bản pháp luật liên quan cho phép;
– Quảng cáo không đúng sự thật, quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh và khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ của các tổ chức và cá nhân kinh doanh sản phẩm và dịch vụ đó phải quảng cáo gây nhầm lẫn về số lượng, chất lượng giá cả, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ và thời hạn bảo hành của các loại sản phẩm dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố tại cơ quan có thẩm quyền;
– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp đối với các loại sản phẩm và dịch vụ cùng loại của các tổ chức và cá nhân khác;
– Quảng cáo sử dụng các từ ngữ như “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất” và “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự nhưng không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ văn hóa thể thao và du lịch;
– Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh trái quy định của pháp luật về cạnh tranh;
– Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, tạo cho trẻ em có suy nghĩ và hành động trái đạo đức, trái thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em;
– Có hành vi ép buộc các cơ quan và cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo không phù hợp với ý chí.,
– Treo hoặc dán hoặc vẽ các loại sản phẩm quảng cáo trên các phương tiện hoặc trên cột tín hiệu giao thông hoặc cây xanh nơi công cộng.
Như vậy có thể nói, hành vi quảng cáo gây ảnh hưởng đến Đảng kỳ và Quốc kỳ Việt Nam là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Vì vậy không được phép quảng cáo với ảnh hưởng xấu đến Đảng kỳ và Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hành vi quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến Đảng kỳ, Quốc kỳ Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 3 của Nghị định 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, gây ảnh hưởng xấu đến Quốc huy, gây ảnh hưởng xấu đến Quốc ca, gây ảnh hưởng xấu đến Đảng kỳ của Việt Nam;
– Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến các vị danh nhân văn hóa, đến các vị lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và nhà nước.
Như vậy theo phân tích nêu trên thì có thể nói, hành vi quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến Đảng kỳ và Quốc kỳ Việt Nam có thể sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng. Tuy nhiên mức phạt này là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm cùng một hành vi thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần cá nhân, tức là sẽ bị phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo;
– Công văn 4789-CV/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc sử dụng Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo;
– Nghị định 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và