Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành khi chế độ Mạc Phủ bị lật đổ, Thiên Hoàng Minh Trị nắm quyền. Điều kiện quan trọng để Nhật Bản tiến hành được cuộc cải cách Minh Trị là khi chế độ Mạc Phủ sụp đổ, Thiên Hoàng Minh Trị nắm quyền. Bài viết sau đây phân tích cụ thể hơn về điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị!
Mục lục bài viết
1. Điều kiện quan trọng để tiến hành được cải cách Minh Trị:
A. Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định
B. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản
C. Chế độ Mạc Phủ bị lật đổ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền
D. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế
Đáp án C
Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành khi chế độ Mạc Phủ bị lật đổ, Thiên Hoàng Minh Trị nắm quyền. Thiên Hoàng nắm quyền lực tuyệt đối, thực hiện chính sách cải cách đất nước về nhiều mặt, đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và gần như không trải-qua giai đoạn tự do cạnh tranh. Như vậy, điều kiện quan trọng để Nhật Bản tiến hành được cuộc cải cách Minh Trị là khi chế độ Mạc Phủ sụp đổ, Thiên Hoàng Minh Trị nắm quyền.
2. Nhật Bản thoát khỏi khủng hoảng vào giữa thế kỷ XIX:
Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản, phát triển từ thế kỷ XVII và kéo dài đến thế kỷ 19, đã đối mặt với nhiều khó khăn và suy yếu vào giữa thế kỷ 19. Tình trạng kinh tế, xã hội và chính trị của Nhật Bản tại thời điểm này phản ánh sự lạc hậu và khủng hoảng của chế độ này.
Trong lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp vẫn dựa vào quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, khiến cho địa chủ có quyền lực lớn bóc lột nhân dân lao động. Công nghiệp, đặc biệt là ở các thành thị và cảng biển, phát triển mạnh mẽ, nhưng tình trạng mất mùa đói kém vẫn là vấn đề đau lòng. Các mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu nảy nở, mở đường cho sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
Về xã hội, tầng lớp Đaimyô, quý tộc lớn, giữ quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của mình. Tầng lớp Samurai phục vụ Đaimyô, nhưng trong thời gian dài hòa bình, nhiều người rời khỏi lãnh địa để tham gia hoạt động thương nghiệp và trở thành tư hóa, đồng thời đấu tranh chống chế độ phong kiến. Tầng lớp tư sản công thương nghiệp giàu có nhưng không có quyền lực chính trị.
Chính trị ở Nhật Bản vẫn là phong kiến, với Thiên hoàng được tôn làm vị tối cao, nhưng quyền hành chủ yếu nằm trong tay Tướng quân. Mâu thuẫn giai cấp gia tăng và chế độ Mạc Phủ khủng hoảng, trong khi các nước tư bản phương Tây áp đặt áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”. Đến giữa thế kỷ 19, Nhật Bản thực sự là một quốc gia phong kiến trì trệ, bảo thủ, chịu đựng áp lực từ nội bộ và áp lực từ các nước tư bản phương Tây.
Cuối thế kỷ 19, Nhật Bản để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện, tiến hành những cải cách tiến bộ quan trọng dưới triều đại Minh Trị. Điều này bắt đầu từ việc lật đổ chế độ Sô-gun vào tháng 1 năm 1868. Thiên Hoàng Minh Trị đã đưa ra những biện pháp cải cách toàn diện với mục tiêu chấm dứt thời kỳ phong kiến lạc hậu và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại. Chính trị được cải cách thông qua việc tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới và ban bố quyền tự do. Hiến pháp năm 1889 được ban hành để làm nền tảng cho chế độ dân chủ, bình đẳng và tự do.
Về kinh tế: Chính quyền Minh Trị đã xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, đồng thời xây dựng, sửa sang cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt. Triều đình còn ban bố quy định về quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và quyền tự do đi lại, không cho người dân tự ý mang đao kiếm. Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản nhờ cuộc Duy tân Minh Trị với việc làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng cả nền kinh tế và chính trị nước này. Tuy nhiên, cải cách Minh Trị lại là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản và là sự kiện mở đường đưa đất nước Nhật Bản phong kiến trở thành một cường quốc trên thế giới.
Về giáo dục: Vấn đề cải tổ nền giáo dục được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành, trong đó có việc thành lập các trường đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tập trung thi hành chính sách giáo dục bắt buộc với việc mở ra các hội truyền bá kiến thức học thuật, dịch thuật, văn hóa, khoa học, báo chí và thư viện, đồng thời kết hợp với việc đưa những thành tựu khoa học – kỹ thuật tân thời vào giảng dạy. Triều đình cũng chú trọng tới việc cử người sang các nước phương Tây để học về hệ thống chính trị, quân sự, kinh tế nhằm tiếp thu khoa học kỹ thuật. Kết quả của việc thi hành chính sách cải cách giáo dục, coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực này là kiến thức chung của người dân Nhật Bản đã được nâng cao, loại bỏ những hạn chế và những sai lầm không đem lại lợi ích cho sự tiến bộ của nước Nhật.
Về chính trị – xã hội: Để tận dụng ưu thế của trung tâm chính trị (Edo), triều đình Minh Trị đã đổi tên Edo thành Đông Kinh và dời đô về đó. Bên cạnh đó, nhằm khích lệ tinh thần canh tân, triều đình đã đưa ra khẩu hiệu “phú quốc cường binh” và Thiên Hoàng cũng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại, sẵn sàng học hỏi nền “văn minh và khai hóa” phương Tây. Cơ sở hạ tầng trên cả nước được quan tâm phát triển. Nhiều phái đoàn lãnh đạo được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính, kỹ thuật và nhiều chuyên gia phương Tây cũng được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức.
Về quân sự: Quân đội Nhật Bản được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược nhằm phát triển nền công nghiệp quốc phòng. Và cùng với việc thành lập trường chuyên về quân sự, chính quyền Minh Trị cũng chủ trương mời các giảng viên quân sự nước ngoài về giảng dạy và các sinh viên sĩ quan đến một số nước phương Tây để học tập.
Về tôn giáo: Chính quyền của Thiên Hoàng Minh Trị chủ trương Thần đạo thay thế cho Phật giáo, trở thành Quốc đạo của Nhật Bản. Theo đó, Thần đạo mang tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước và tôn sùng chính Thiên Hoàng như một trong các vị thần ở Nhật Bản.
Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, diễn ra dưới hình thức cải cách và canh tân đất nước. Thời kỳ Minh Trị được xem là thời kỳ quá độ, từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở đất nước Nhật Bản.
3. Ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị:
Cuộc Duy tân Minh Trị mang ý nghĩa lịch sử quan trọng khi đem lại sự thay đổi vô cùng to lớn đối với đất nước Nhật Bản. Công cuộc “phá cũ đổi mới” trong hàng chục năm vừa mạnh bạo, vừa nhanh chóng, trải dài qua các lĩnh vực từ chính trị, tới văn hóa, giáo dục, kinh tế, quân sự, … “chẳng sót một vấn đề hay một phương diện nào mà không hóa xưa theo nay, đổi cũ ra mới”. Đất nước Nhật Bản từ một quốc gia phong kiến lạc hậu, bên trong chia cắt, hỗn loạn, bên ngoài thì bị các quốc gia khác chèn ép, sỉ nhục và phương Tây lăm le xâm lược, đã trở thành một cường quốc hàng đầu.
Cuộc cải cách lớn do chính quyền Minh Trị thực hiện đã giúp nước Nhật thoát khỏi chế độ phong kiến và sự lệ thuộc cũng như nguy cơ xâm lược từ các nước phương Tây, từ đó mở đường cho việc tiến lên chủ nghĩa tư bản và trở thành Đại đế quốc duy nhất ở phương Đông. Về mặt quốc tế, Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng lớn tới các nước trong khu vực, là tấm gương cho các trí thức, tư bản chủ trương canh tân đất nước.
THAM KHẢO THÊM: