Tư vấn pháp lý cho người mang thai hộ và người được mang thai hộ là một trong những yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật khi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vậy điều kiện của người tư vấn pháp lý cho người mang thai hộ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện người tư vấn pháp lý cho người mang thai hộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của
– Tư vấn viên pháp luật;
– Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo
– Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của
– Tư vấn viên pháp luật phải là công dân Việt Nam và thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã bị kết án nhưng chưa thực hiện thủ tục xóa án tích;
– Có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật theo lĩnh vực mà mình tư vấn trong khoảng thời gian từ 03 năm trở lên;
– Tư vấn viên pháp luật sẽ được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật, và tư vấn viên pháp luật sẽ được hoạt động trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam tức là trong phạm vi toàn quốc, đối với những công chức đang làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc tòa án nhân dân hoặc viện kiểm soát nhân dân thì sẽ không được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Văn bản hợp nhất số 8025/VBHN-BTP hợp nhất Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật, có quy định cụ thể về điều kiện đối với luật sư làm việc trong trung tâm tư vấn pháp luật. Theo đó thì cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
– Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc tại các trung tâm tư vấn pháp luật hoặc làm việc tại các chi nhánh phải làm luật sư đã đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của pháp luật về luật sư;
– Luật sư làm việc tại các trung tâm tư vấn pháp luật hoặc làm việc tại các chi nhánh theo
– Phạm vi hành nghề cùng với quyền và nghĩa vụ của luật sư sẽ phải được thực hiện phù hợp với hợp đồng lao động và phù hợp với quy định của pháp luật về luật sư và pháp luật về lao động;
– Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư trong quá trình làm việc tại trung tâm tư vấn pháp luật cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về thủ tục và pháp luật luật sư.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định cụ thể về điều kiện tiêu chuẩn đối với cộng tác viên tư vấn pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất số 8025/VBHN-BTP hợp nhất Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật, có quy định cụ thể như sau:
– Phải là công dân Việt Nam thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, phải có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là những đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã bị kết án nhưng chưa thực hiện thủ tục xoá án tích;
– Người có bằng cử nhân luật hoặc người có bằng đại học làm việc trong các ngành nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân;
– Người đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác;
– Người có bằng trung cấp luật thường trú ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Như vậy thì có thể nói, công dân Việt Nam thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì có thể trở thành người tư vấn pháp lý cho người mang thai hộ.
2. Quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo đó thì việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện và phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cơ bản sau đây:
– Có văn bản xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể thực hiện hoạt động mang thai một cách tự nhiên và sinh con ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ về sinh sản nhưng không hiệu quả;
– Vợ chồng đang không có con chung;
– Vợ chồng đã được tư vấn về ý tế và pháp lý, tâm lý trong lĩnh vực mang thai hộ.
Bên cạnh đó, người được nhờ mang thai hộ cũng cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Là người thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc là người thân thích cùng hàng với bên chồng nhờ mang thai hộ;
– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần trên thực tế;
– Ở độ tuổi phù hợp để mang thai hộ và có xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền về việc có khả năng mang thai hộ;
– Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ đã có chồng thì phải được sự đồng ý của người chồng bằng văn bản;
– Đã được tư vấn về đi tế và pháp lý, tư vấn về tâm lý.
3. Nội dung tư vấn pháp lý cho người mang thai hộ:
Thủ tục mang thai hộ có tính phức tạp rất cao không chỉ đòi hỏi chi phí mà còn đòi hỏi trình độ kĩ thuật. Các chủ thể tham gia hoạt động mang thai hộ cần phải chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý và pháp lý. Vợ chồng mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ theo như phân tích nêu trên để được thực hiện hoạt động mang thai hộ thì cần phải trải qua hoạt động tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý và tâm lý theo đúng quy định của pháp luật. Nội dung tư vấn pháp lý cho người mang thai hộ sẽ bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
– Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi;
– Quá trình thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và các khó khăn khi thực hiện hoạt động mang thai hộ;
– Tỷ lệ thành công của kĩ thuật mang thai hộ có thể rất thấp nếu như người vợ đã trên 35 tuổi;
– Chi phí điều trị cao và khả năng đa thai rất dễ có thể xảy ra, khả năng em bé sinh ra có thể bị dị tật hoặc có thể phải bỏ thai;
– Nguy cơ tai biến có thể xảy ra trong quá trình mang thai hộ hoặc mang thai ngoài tử cung;
– Khả năng phải mổ lấy thai của người mang thai hộ;
– Người thực hiện tư vấn pháp lý phải có trình độ cử nhân luật trở lên và phải tư vấn về việc xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo căn cứ theo quy định tại Điều 94 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ căn cứ theo quy định tại Điều 97 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, quyền và nghĩa vụ của bên nhỏ mang thai hộ căn cứ theo quy định tại Điều 98 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
– Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau khi họ sinh ra, thằng bi và thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ trong quá trình mang thai, trạng thái căng thẳng và mệt mỏi của người nhờ mang thai;
– Tâm lý và tình cảm của người thân trong gia đình đối với người mang thai hộ, tâm lý trách nhiệm của người mang thai hộ đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu như để sảy thai, tác động tâm lý đối với con ruột của mình, chỉ thực hiện hoạt động mang thai hộ khi động lực chính đó là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng đó mang thai chứ không xuất phát từ mục đích lợi nhuận, cảm giác mất mát sau khi trao con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ;
– Và một số nội dung khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
–
– Văn bản hợp nhất số 8025/VBHN-BTP hợp nhất Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật.