Điều kiện, mức hưởng khi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội nhân dân. Quy định mức hưởng khi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội nhân dân mới nhất năm 2021.
Cá nhân công tác, phục vụ trong quân đội khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thì cần đáp ứng những điều kiện cụ thể nào để đảm bảo được hưởng lương hưu một cách chính xác. Cách tính mức hưởng lương hưu đối với người lao động nam và lao động nữ khi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội nhân dân. Luật Dương Gia dựa trên cơ sở, căn cứ pháp lý xin trình bày vấn đề này như sau:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động
Thứ nhất, về đối tượng được hưởng:
– Người lao động có làm việc, lao động tại Việt Nam, là công dân Việt Nam.
– Người lao động lao động dưới hình thức
– Người lao động thuộc đối tượng là công nhân công an, hay công nhân quốc phòng hoặc làm việc trong các tổ chức cơ yếu.
– Thuộc đối tượng là cán bộ, hay công chức, hay viên chức Nhà nước.
– Làm việc thuộc vị trí quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.
– Người Việt Nam tham gia làm việc tại nước ngoài có hợp đồng lao động.
– Các trường hợp hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân hay là hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; hoặc là học viên thuộc khối quân đội, công an cơ yếu ở đây đang theo học tại các trường thuộc quân đội, công an và đang được hưởng sinh hoạt phí.
– Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong khối quân đội; hay sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; hoặc người làm công tác cơ yếu có hưởng lương như đối với quân nhân.
– Người làm việc ở xã, phường, thị trấn nhưng thuộc diện hoạt động không chuyên trách.
Thứ hai, về độ tuổi:
– Đối với người lao động là nam: đủ 60 tuổi trở lên. Trường hợp người lao động được xác định là có từ đủ 15 năm làm việc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc đưa ra ở đây là thuộc trường hợp đặc biệt độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt nguy hiểm được quy định trong danh mục của Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh và xã hội đã ban hành hay có xác nhận có thời gian đủ 15 năm làm công việc tại nơi có hệ số khu vực từ khu vực 0,7 thì thời gian được nghỉ hưu giảm 05 năm . Hay người lao động làm việc khai thác than tại hầm lò và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 20 năm thì độ tuổi được nghỉ từ 50 tuổi.
– Đối với người lao động là nữ: đủ 55 tuổi trở lên. Trường hợp người lao động được xác định là có từ đủ 15 năm làm việc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc đưa ra ở đây là thuộc trường hợp đặc biệt độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt nguy hiểm được quy định trong danh mục của Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh và xã hội đã ban hành hay có xác nhận có thời gian đủ 15 năm làm công việc tại nơi có hệ số khu vực từ khu vực 0,7 thì thời gian được nghỉ hưu giảm 05 năm. Hay người lao động làm việc khai thác than tại hầm lò và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 20 năm thì độ tuổi được nghỉ từ 50 tuổi.
– Các trường hợp hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân hay là hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; hoặc là học viên thuộc khối quân đội, công an cơ yếu ở đây đang theo học tại các trường thuộc quân đội, công an và đang được hưởng sinh hoạt phí. Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong khối quân đội; hay sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; hoặc người làm công tác cơ yếu có hưởng lương như đối với quân nhân thì khi có thời gian đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì độ tuổi nghỉ hưu sẽ được tính như sau:
Đối với nam thì độ tuổi nghỉ hưu đó là từ đủ 55 tuổi và nữ thì là từ đủ 50 tuổi trở lên trừ trường hợp thuộc đối tượng mà
Nếu thuộc trường hợp có đủ 15 năm làm việc hay làm nghề thuộc danh mục việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc thuộc trường hợp đặc biệt của các loại hình kia mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cùng với Bộ y tế đã ban hành hay đặt ra là có thời gian 15 năm làm tại nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 thì độ tuổi nghỉ hưu đặt ra ở đây là đối với nam thì từ 50 đếm 55 tuổi, lao động nữ từ 45 tuổi đến 50 tuổi.
Thứ ba, về các điều kiện khác (nếu có):
Nếu trong quá trình làm việc, làm nghề mà người lao động không may bị mắc, nhiễm phải căm bệnh đó là HIV/AIDS.
2. Điều kiện hưởng lương hưu đối với sĩ quan quân đội nhân dân
Điều 36,
– Thứ nhất, Đảm bảo các điều kiện nghỉ hưu như đối với người lao động làm việc theo điều chỉnh của
– Thứ hai, Nếu thuộc vào trường hợp chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu theo quy định của
– Cách tính tuổi phục vụ trong quân đội được quy định tại điều 13, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2014 như sau:
Tuổi phục vụ tính dựa trên cấp bậc quân hàm: Cấp úy mà phục vụ tại ngũ là 44 tuổi, dự bị hạng 1 là 46 tuổi, dự bị hạng 2 là 48 tuổi; đối với thiếu tá phục vụ tại ngũ là 46 tuổi, dự bị hạng 1 là 49 tuổi, dự bị hạng 2 là 52 tuổi;; đối với trung tá phục vụ tại ngũ là 49 tuổi, dự bị hạng 1 là 52 tuổi, dự bị hạng 2 là 55 tuổi; đối với thượng tá phục vụ tại ngũ là 52 tuổi, dự bị hạng 1 là 55 tuổi, dự bị hạng 2 là 58 tuổi; đối với đại tá phục vụ tại ngũ là 55 tuổi, dự bị hạng 1 là 58 tuổi, dự bị hạng 2 là 60 tuổi; đối với cấp tướng thì là 60 tuổi, dự bị hạng 1 là 63 tuổi, dự bị hạng 2 là 60 tuổi.
Tuổi phục vụ tính dựa trên chức vụ chỉ huy đơn vị: đối với trung đội trưởng thì là 30 tuổi, đại đội trưởng là 35 tuổi, tiểu đoàn trưởng là 40 tuổi, trung đoàn trưởng là 45 tuổi, lữ đoàn trưởng là 48 tuổi, sư đoàn trưởng là 50 tuổi, tư lệnh quân đoàn là 55 tuổi và tư lệnh quân khu, tư lệnh quân chủng là 60 tuổi.
Quy định về giới hạn độ tuổi lớn nhất đối của sĩ quan mà đang giữ chức vụ lãnh đạo hoặc chỉ huy tại các đơn vị chuyên môn, đơn vị kỹ thuật hay đơn vị quân sự địa phương, đơn vị dự bị động viên thì giới hạn đổ tuổi có thể được tính cao hơn so với hai cách tính trên nhưng không được quá 05 tuổi.
3. Mức hưởng khi nghỉ hưu thuộc đối tượng sĩ quan quân đội nhân dân
– Điều 9, nghị định 33/2016/NĐ-CP có quy định về mức hưởng lương hưu đó là: tỷ lệ phần trăm của việc hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tính ra đối với các tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Cách tính tỷ lệ phần trăm của việc hưởng lương hưu hàng tháng như sau:
Người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu trong khoảng từ 1/1/2016 đến 1/1/2018 thì tỉ lệ ở đây là 45% tương ứng với 15 năm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian còn lại thì được tính đó là cứ thêm 1 năm thì được cộng thêm 2% đối với lao động nam và 3% đối với lao động nữ. Mức cộng dồn tối đa không quá 75%.
Người lao động là nam đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 trở lại đây thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì là 16 năm, nghỉ vào năm 2019 thì là 17 năm, nghỉ vào năm 2020 là 18 năm, nghỉ vào năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 thì mức tính bắt đầu từ 20 năm. Thêm 1 năm thì cộng thêm 2% và mức cộng dồn không quá 75%.
Người lao động là nữ đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 trở lại đây thì tỷ lệ lương hưu là 45% và cứ mỗi năm thì được công thêm 2%, mức cộng dồn cao nhất không quá 75%.
– Chú ý:
Nếu nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thì sẽ bị trừ 2% tỉ lệ.
Nếu người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn so với mức tối đa là 75% thì ngoài việc được hưởng lương hưu hàng tháng, người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần cho số năm đó như sau: đó là cứ mỗi năm đóng dư ra đó thì sẽ tính bằng nửa tháng (0,5 tháng) mức bình quân tiền lương.
QUY ĐỊNH CHI TIẾT:
1. Điều kiện nghỉ hưu:
Theo quy định tại Điều 54, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi, bổ sung về điều kiện hưởng lương hưu:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Theo quy định tại Điều 36, Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân 2014 về Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan:
Sĩ quan được nghỉ hưu khi:
1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
Theo quy định tại Điều 13, Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân 2014 về Tuổi phục vụ của sĩ quan:
1, Theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Uý: tại ngũ 44, dự bị hạng một 46, dự bị hạng hai 48;
Thiếu tá: tại ngũ 46, dự bị hạng một 49, dự bị hạng hai 52;
Trung tá: tại ngũ 49, dự bị hạng một 52, dự bị hạng hai 55;
Thượng tá: tại ngũ 52, dự bị hạng một 55, dự bị hạng hai 58;
Đại tá: tại ngũ 55, dự bị hạng một 58, dự bị hạng hai 60;
Cấp Tướng: tại ngũ 60, dự bị hạng một 63, dự bị hạng hai 65.
2. Theo chức vụ chỉ huy đơn vị:
Trung đội trưởng 30;
Đại đội trưởng 35;
Tiểu đoàn trưởng 40;
Trung đoàn trưởng 45;
Lữ đoàn trưởng 48;
Sư đoàn trưởng 50;
Tư lệnh Quân đoàn 55;
Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng 60.
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong các đơn vị kỹ thuật, chuyên môn, quân sự địa phương và dự bị động viên có thể cao hơn hạn tuổi cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại khoản này nhưng không quá 5 tuổi.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, sĩ quan quân đội nhân dân muốn nghỉ hưu phải có đủ số tuổi trên, nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên và 20 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn pháp luật về chế độ hưu trí trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Mức độ hưởng hưu trí:
Theo quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi, bổ sung về Mức lương hưu hàng tháng:
Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Theo đó, mức hưởng lương hưu hàng tháng ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Đối với nam: 45% + (20-15)x2%= 55% mức bình quân tiền lương.
Đối với nữ: 45% + (20-15)x3%= 60% mức bình quân tiền lương.