Điều kiện nghỉ hưu đối với lao động nam? Điều kiện nghỉ hưu là như thế nào? Nghỉ hưu vào thời điểm nào để có lợi về chế độ nhất?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay tôi đã đến tuổi nghỉ hưu (tôi là nam) nhưng thời gian đóng bảo hiểm chưa đủ (15 năm). Thời gian đi bộ đội chiến đấu ở biên giới phía bắc (1978 đến 1982) đã được nhà nước chi trả tiền trợ cấp năm 2015. Hiện tại, tôi đang làm cho doanh nghiệp tư nhân có tham gia đóng bảo hiểm đến nay mới được 15 năm vậy tôi xin hỏi một số ý kiến xin được quý cơ quan tư vấn nội dung như sau:
– Thời gian đi bộ đội có được cộng nối bảo hiểm không?
– Tôi được nhà nước chi trả trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg nay tôi muốn hoàn lại số tiền đã lĩnh có được không và trình tự thủ tục làm như thế nào?
– Số năm còn thiếu bảo hiểm tôi có được đóng 1 lần không? Tôi đã đến tuổi nghỉ hưu, sức khỏe đau yếu luôn, nguyện vọng cuối đời có một chút trợ cấp để bớt gánh nặng cho vợ con. Vậy tôi kính đề nghị quý cơ quan tư vấn giúp tôi thời gian sớm nhất. Tôi xin trân trọng cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 2 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
“2. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:
…
g) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.”
Theo như ban trình bày, khoảng thời gian bạn tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc (1978 đến 1982) đã được nhà nước chi trả tiền trợ cấp vào năm 2015 theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. Do đó, khoảng thời gian này bạn sẽ không được cộng nối thời gian này vào thời gian có đóng bảo hiểm xã hội.
Về việc bạn muốn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, hiện nay không có văn bản nào hướng dẫn về việc trả lại tiền trợ cấp do đó bạn đã làm hồ sơ hưởng chế độ thì bạn sẽ nhận số tiền này mà không được trả lại cho cơ quan đã giải quyết chế độ.
Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
…”.
Luật sư tư vấn điều kiện nghỉ hưu đối với lao động nam:1900.6568
Theo quy định trên, điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nam làm việc trong môi trường bình thường phải đảm bảo có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi. Nay bạn đủ 60 tuổi tuy nhiên chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội do đó bạn chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Sau khi nghỉ việc bạn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội. Do bạn còn thiếu 05 năm thì bạn có thể đóng 01 lần cho 05 năm để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:
“Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
…
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện nghỉ hưu khi sức khỏe không đảm bảo công việc
- 2 2. Chưa có quyết định nghỉ hưu có hưởng ngày nghỉ hàng năm
- 3 3. Khi nghỉ hưu có được hưởng chế độ nào khác nữa không?
- 4 4. Thời điểm nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu
- 5 5. Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được về hưu?
- 6 6. Nên nghỉ hưu vào khi nào để có lợi nhất về chế độ?
1. Điều kiện nghỉ hưu khi sức khỏe không đảm bảo công việc
Tóm tắt câu hỏi:
Bố của em là công nhân đường sắt, ông đã 52 tuổi đã công tác được 30 năm, hiện nay sức khỏe của ông không được đảm bảo để tiếp tục công việc nên muốn nghỉ và chấm dứt hợp đồng không thời hạn thì có được nghỉ hưu không? Và khi chấm dứt hợp đồng thì khi lấy sổ bảo hiểm cần những thủ tục gì? Kính mong anh chị giải đáp giùm em?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, việc bố bạn xin nghỉ việc không bị giới hạn bởi tuổi tác. Việc tính tuổi tác khi nghỉ việc chỉ ảnh hưởng đến việc tính chế độ bảo hiểm xã hội
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì hợp đồng lao động mà bố bạn đã kí kết với công ty là
Theo quy định tại Bộ luật Lao động tại Điều 48 thì: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương, nếu có.”
Như vậy căn cứ theo quy định này thì tùy vào thâm niên làm việc mà bố bạn sẽ được trợ cấp thôi việc ở các mức khác nhau theo quy định trên.
Theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện hưởng lương hưu là:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.”
Tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươinăm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.”
Theo quy định trên thì để được giải quyết chế độ hưu trí theo Luật Bảo hiểm xã hội ngay sau khi bố bạn xin nghỉ việc thì bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện như trên. Nếu bạn không đáp ứng các điều kiện như trên thì bạn sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu bạn đã đóng bảo hiểm đủ 20 năm mà chưa đủ tuổi để được hưởng bảo hiểm xã hội thì bố bạn sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho tới khi nào đủ tuổi được hưởng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai về thủ tục lấy sổ bảo hiểm.
Điều 15 Luật bảo hiểm xã hội quy định người lao động có quyền được cấp sổ bảo hiểm xã hội và được nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc. Ngoài ra, tại điểm c khoản 1 Điều 18 luật bảo hiểm xã hội cũng có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải trả sổ BHXH cho NLĐ khi người đó không còn làm việc.
Căn cứ điểm 3.1.2, khoản 3, điều 36 Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH,BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định về xác nhận thời gian đóng BHXH đối với trường hợp nghỉ việc thì thời gian cơ quan bảo hjiểm xã hôi giải quyết hồ sơ xác nhận thời gian đóng BHXH, trên sổ BHXH là 5 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ hợp lệ do đơn vị nộp. Vậy theo quy định trên, khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải có trách nhiệm liên hệ ngay với tổ chức bảo hiểm xã hội để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; và sau khi tổ chức bảo hiểm xã hội chốt xong sổ BHXH, đơn vị phải liên hệ với tổ chức BHXH để nhận lại sổ BHXH và trả ngay sổ BHXH cho người lao động.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệTổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
2. Chưa có quyết định nghỉ hưu có hưởng ngày nghỉ hàng năm
Tóm tắt câu hỏi:
Xin phép luật sư cho hỏi như sau : – Cuối năm 2015, Tôi có làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo chế độ 108, nhưng đến nay chưa có quyết định nghỉ hưu, vậy năm 2016 tôi có được nghỉ phép năm không ? và nếu có nghỉ thì có được thanh toán chế độ phép không ?, mà khi tôi có nhu cầu xin phép cơ quan là : “chuẩn bị nghỉ hưu rồi thì làm sao được nghỉ phép nữa”. (Hiện nay tôi chưa có quyết định) – Tôi không hiểu như thế nào. Tôi đã cống hiến cho xã hội đến nay là gần 40 năm công tác. Vậy Đề nghị Luật sư tư vấn dùm; Tôi xin chân thành cảm ơn !. ?
Luật sư tư vấn:
Việc tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại điều 14:
“Điều 14. Trình tự thực hiện tinh giản biên chế
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.
b) Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình theo trình tự quy định tại Điều 15 Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/ năm (6 tháng/1 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;”
Như vậy, khi chưa có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì bác vẫn làm việc bình thường theo quy chế của cơ quan. Việc làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi chỉ là đề nghị chưa được giải quyết. Vì vậy, bác vẫn được hưởng tất cả các quyền của người lao động trong đó có quyền nghỉ phép năm theo quy định của Bộ Luật lao động.
Theo quy định tại điều 111 “Bộ luật lao động 2019” về nghỉ hằng năm:
“1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm”.
Do đó, nếu đã làm đủ 12 tháng thì bác sẽ được nghỉ phép 12 ngày trong năm. Với thời gian công tác đã 40 năm thì số ngày nghỉ hằng năm của bác tại thời điểm này sẽ tăng thêm 8 ngày theo quy định tại Điều 112 “Bộ luật lao động 2019” về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc:
“Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày”.
Tuy nhiên nếu bác làm việc trong cơ quan nhà nước thì thời điểm và thủ tục nghỉ hàng năm có thể được quy định trong nội quy của cơ quan. Nếu không có quy định cụ thể thì bác phải có đơn xin nghỉ hàng năm và được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan. Như vậy, bác cần phải xem lại nội quy của cơ quan về thời điểm nghỉ hàng năm hoặc xin ý kiến của thủ trưởng cơ quan nếu muốn nghỉ hàng năm.
3. Khi nghỉ hưu có được hưởng chế độ nào khác nữa không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh ngày 7 tháng 3 năm 1971. là nữ công nhân lao động nặng nhọc trực tiếp sản xuất 3 ca. tôi làm tại phân xưởng sản xuất lốp xe công ty Cao su sao vàng. Tôi đóng BHXH từ tháng 12 năm 1991. Hiện nay tôi hưởng bậc lương 6/7, thang lương: A.I.9.III Hệ số: 4,51 từ ngày 01/12/2013. Đến tháng 12/2016 tôi xin nghỉ hưu, thì mức lương được hưởng khi nghỉ hưu được lĩnh bao nhiều tiền. và có được hưởng chế độ nào khác không. ?
Luật sư tư ấn:
Chị là công nhân lao động nặng nhọc luyện cao su được quy định tại Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ quy định về các ngành nghề độc hại tại mục IV. Chị sinh năm 1971 và đến năm 2016 là được 45 tuổi, thời gian đống bảo hiểm của chị từ năm 1991 đến năm 2016 là được 25 năm. Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
Như vậy chị chưa đủ 50 tuổi để có thể được hưởng lương hưu, trừ trường hợp chị bị suy giảm khả năng lao động theo Khoản c Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Theo đó nếu chị bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và đủ 15 năm làm ngành nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đủ 46 tuổi hoặc bị suy giảm khả năng lao động 81% thì 45 tuổi đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Mức tính tiền lương hưu hàng tháng được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014:
“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”
Theo đó tỷ lệ hưởng lương của chị là sẽ là 45% + 30% = 75% số lương đóng bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được quy định tại Điều 58 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 như sau:
“Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của chị không cao hơn 75%, do đó sẽ không được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
4. Thời điểm nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh tháng 1-1958, thời gian công tác 23 năm, mức lương 4.65. Xin hỏi tôi nên về hưu năm 2017 được không? Hay về 2018? Nếu về 2017 thì thủ tục thế nào? Có lợi gì so với 2018?
Luật sư tư vấn:
– Tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về điều kiện được hưởng lương hưu như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này”.
Căn cứ vào quy định này thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì độ tuổi để hưởng lương hưu (trừ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được quy định như sau:
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
+ Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
– Tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
+ Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
– Căn cứ vào Điều 56
+ Trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
+ Mức lương hưu hằng tháng của người lao động về hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Như vậy, nếu căn cứ vào trường hợp bạn của bạn, bạn có thể xem xét theo các trường hợp như sau:
+ Nếu bạn là người lao động không bị suy giảm khả năng lao động, làm trong môi trường làm việc bình thường, không làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì độ tuổi về hưu đối với nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
+ Nếu bạn có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì độ tuổi để hưởng lương hưu đối với nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi;
+ Nếu bạn có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi;
+ Nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi đủ điều kiện hưởng lương hưu. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi;
+ Nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
Xét về vấn đề nghỉ hưu trước năm 2018 có lợi hay không có lợi hơn so với nghỉ hưu từ năm 2018 thì sẽ tùy vào từng trường hợp. Bạn căn cứ vào Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức lương hưu hàng tháng được hưởng chúng tôi đã nêu trên để áp dụng với trường hợp cụ thể của bạn và xem xét về việc nghỉ hưu của bạn trước năm 2018 có lợi hay không có lợi hơn so với nghỉ hưu từ năm 2018.
5. Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được về hưu?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, xin luật sư cho tôi được hỏi: đến 05/2018 chồng tôi đóng đủ 24 năm bảo hiểm xã hội trong đó có 19 năm lao động trong môi trường độc hại. Xin hỏi đến 2018 chồng tôi có được về hưu không? Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định”
Đối với trường hợp của chồng bạn, tính đến tháng 4 năm 2018 có đủ 24 năm bảo hiểm xã hội, trong đó có 19 năm làm việc trong môi trường độc hại, nếu chồng bạn đáp ứng điều kiện về tuổi từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi thì chồng bạn sẽ đủ điều kiện hưởng lương hưu.
6. Nên nghỉ hưu vào khi nào để có lợi nhất về chế độ?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh ngày: 01/08/1965. Là giáo viên tiểu học.Ngày vào ngành: 01/11/1988.Hệ số lương hiện hưởng là 4,58 ( Tính từ ngày 01/08/ 2015).Phụ cấp thâm niên là 26% ( Tính từ ngày 01/05/2016). Tôi muốn về chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong năm 2017 này vì lí do sức khỏe không tốt. Vậy luật sư tư vấn cho tôi nên nghỉ vào tháng nào trong năm 2017 để có lợi về chế độ.?
Luật sư tư vấn:
Bác sinh ngày 24/8/1958 thì tính đến 24/8/2017, bác đủ 52 tuổi vì bạn không trình bày là nam hay nữ. Do bác chỉ nêu ngày vào ngành 01/11/1988 mà không nêu rõ là bác bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội vào thời điểm nào nên giả sử bác đóng bảo hiểm xã hội vào ngày 01/11/1988. Như vậy, tính đến 1/11/2017, bác đã đóng bảo hiểm xã hội 29 năm.
Theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
Nếu bạn chưa đáp ứng điều kiện nghỉ hưu như trên. Bác muốn nghỉ hưu trước tuổi năm 2017 vì lý do sức khỏe không tốt thì trong trường hợp này phải xem xét bác có đủ điều kiện để hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động không? Điều này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.“
Theo đó, Bác phải làm thủ tục giám định suy giảm khả năng lao động. Nếu bác bị suy giảm khả năng lao động từ đủ 61% trở lên thì bác sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Và Chế độ hưu trí đối với bác được tính như sau:
“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.”
Bên cạnh đó, theo điểm a, khoản 1, Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và điểm a, khoản 1, Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về mức bình quần tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu”.
Như vậy, bác tham gia bảo hiểm năm 1988, trước ngày 01/01/1995 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Luật sư
Nếu mức suy giảm khả năng lao động của bác dưới 61% thì bác sẽ chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp này, bác đã đóng bảo hiểm xã hội 29 năm nhưng lại chưa đủ tuổi hưởng lương hưu thì bác có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để chờ đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ để hưởng chế độ hưu trí.
Ngoài ra, khoản 1, Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.”
Như vậy, nếu bác các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định trên thì bác có thể được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Và mức hưởng bảo hiểm một lần được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.“