Quy định về nâng ngạch công chức như thế nào? Điều kiện nâng ngạch công chức từ cán sự lên chuyên viên? Trình tự và thủ tục xét nâng ngạch công chức?
Khi nhắc đến cán bộ công chức chúng ta sẽ nghĩ ngay tới các ngạch khác nhau của công chức, đó là các thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức được quy định cụ thể bởi các văn bản pháp luật và Luật công chức quy định. Vậy Muốn nâng ngạch công chức từ cán sự lên chuyên viên thì cần lam gì và Điều kiện nâng ngạch công chức từ cán sự lên chuyên viên được quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý: Luật Cán bộ, công chức và
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về ngạch công chức:
Ngạch được hiểu là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức và Đồng thời, các công chức khi được tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào ngạch, và bổ nhiệm vào các chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của Nhà nước… trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo quy định tương ứng
Như vậy, ngạch công chức là một trong những quy định dành riêng cho công chức, và đó là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm người được tuyển dụng vào công chức vào vị trí việc làm tương ứng với trình độ, và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, sau khi trải qua quá trình tập sự, nếu người tập sự đạt yêu cầu thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công chức quyết định bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
Ngạch công chức được quy định là một chức danh trong công chức được phân chia theo từng chuyên ngành và đây chính là thể hiện trình độ chuyên môn cấp bậc. và các Các chuyên ngành viên chức phải kể đến như: Giáo dục, y tế, khí tượng và giải trí,…các công nhân viên chức sẽ làm trong cơ quan bộ máy trực thuộc nhà nước.
Đối với Ngạch công chức sẽ được quy định theo đúng mã ngạch và căn cứ vào mã ngạch để xây dựng và quản lý công nhân viên chức trong cơ quan nhà nước để tính mức lương phù hợp cho từng đối tượng theo quy định của pháp luật
Đối với công chức có 6 bảng như sau:
1. Ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương
2. Ngạch chuyên viên chính và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương
3. Ngạch chuyên viên, ngạch công chức chuyên ngành tương đương
4. Ngạch cán sự, ngạch công chức chuyên ngành tương đương
5. Ngạch nhân viên
6. Ngạch khác theo quy định của Chính phủ
2. Quy định về nâng ngạch công chức như thế nào?
Căn cứ Theo quy định tại Điều 44 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), nâng ngạch công chức được quy định đó là:
– Đối với Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
– Đối với Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch theo quy định của pháp luật
– Việc thi nâng ngạch, và xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
– Các Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.
Ngoài ra căn cứ vào nâng ngạch công chức phải đáp ứng được các căn cứ, nguyên tắc và tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 29
Một là, Đối với nâng ngạch công chức phải dựa trên cơ sở vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.
Hai là, Đối với các nguyên tắc cạnh tranh trong kỳ thi nâng ngạch được thực hiện giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức.
Ba là, các công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định:
Thứ nhất đó là Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền
Điều kiện thứ hai đó là Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn
Cuối cùng là Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.
3. Điều kiện nâng ngạch công chức từ cán sự lên chuyên viên:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia! Cho em hỏi câu hỏi như sau: Em vào làm ở đơn vị sự nghiệp của 1 huyện ở Bà Rịa Vũng Tàu. Từ năm 2008 em được hưởng lương theo ngạch cán sự 1.86, đến năm 2012 em bổ sung bằng đại học để nâng ngạch thành chuyên viên. Nhưng phòng Nội vụ ở đó bảo là em không nâng ngạch được vì giờ theo qui định mới em phải thi. Đến nay em vẫn hưởng lương ngạch cán sự là 2,46. Vậy luật sư cho em hỏi như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 29 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức như sau:
“- Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.
– Nguyên tắc cạnh tranh trong kỳ thi nâng ngạch được thực hiện giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức;
– Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
+ Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.”
Đặc biệt: Theo khoản 4 Điều 70 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định đặc cách xét nâng ngạch công chức nếu công chức đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch cao hơn liền kề trong cùng ngành chuyên môn với ngạch hiện giữ mà không yêu cầu về thời gian giữ ngạch trong trường hợp:
– Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động công vụ;
– Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 03 năm liên tiếp kể từ ngày có quyết định tuyển dụng.
Lưu ý: Cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện của công chức được xét nâng ngạch (căn cứ khoản 4 Điều 31 Nghị định 138/2020/NĐ-CP).
Căn cứ quy định trên, việc nâng ngạch của bạn từ ngạch cán sự lên ngạch chuyên viên (tương đương) phải được thông qua kỳ thi nâng ngạch do UBND cấp tỉnh tổ chức, với điều kiện bạn được cơ quan, đơn vị sử dụng bố trí đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với trình độ đào tạo và đáp ứng các yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.
Việc tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức từ cán sự lên chuyên viên và tương đương được thông báo rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị để công chức đủ điều kiện đăng ký dự thi khi tổ chức thi nâng ngạch công chức.
Như vậy, bên Phòng nội vụ trả lời bạn như trên là đúng, nếu bạn muốn nâng ngạch thì bạn phải tham dự kỳ thi nâng ngạch do cơ quan có thẩm quyền đứng ra tổ chức.
4. Trình tự và thủ tục xét nâng ngạch công chức:
Hồ sơ xét nâng ngạch công chức được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP gồm:
– Sơ yếu lý lịch công chức (lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức);
– Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch;
– Văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu (bản sao). Không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nếu đã chuẩn đầu ra;
– Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức xét nâng ngạch.
– Bản sao các văn bản minh chứng về tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch công chức: Bằng khen của Thủ tướng, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất…
Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục thi nâng ngạch công chức như sau:
– Bước 1. Xây dựng Đề án thi nâng ngạch công chức.
– Bước 2. Tổ chức thi nâng ngạch công chức.
– Bước 3: Môn thi, hình thức, thời gian thi nâng ngạch.
– Bước 4. Xác định người trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch.
– Bước 5. Thông báo kết quả thi nâng ngạch.
– Bước 6. Bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch.