Trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hóa là một trong những loại hình kinh doanh có điều kiện. Vì vậy để tiến hành hoạt động hợp pháp thì cần phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức hoạt động. Dưới đây là thủ tục thành lập trung tâm dạy thêm, bồi dưỡng văn hóa
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thành lập trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hoá:
Khi có nhu cầu thành lập trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hóa thì cần phải thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hóa cần phải chuẩn bị hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hóa bao gồm những loại giấy tờ, tài liệu cơ bản như sau:
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức, thành lập trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hóa, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
-
Danh sách trích ngang đối với người tổ chức và người đăng ký hoạt động dạy thêm tại các trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hóa;
-
Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm, đơn xin dạy thêm đó phải có xác nhận của nhà trường nơi người đăng ký dạy thêm công tác, giảng dạy đối với trường hợp người đăng ký dạy thêm được biên chế và hưởng lương trong hệ thống cơ sở giáo dục công lập;
-
Bản sao hợp lệ đối với các loại giấy tờ, tài liệu có giá trị chứng minh trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm tại trung tâm;
-
Giấy khám sức khỏe do bệnh viện tuyến quận, huyện trở lên cung cấp hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm tại trung tâm;
-
Bản kế hoạch đối với hoạt động tổ chức dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa;
-
Chứng minh thư nhân dân hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị thay thế của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa;
-
Hợp đồng lao động được ký kết giữa người đăng ký dạy thêm với trung tâm bồi dưỡng văn hóa, bảng kê chương trình dạy tại trung tâm; -
Xác nhận nguồn tài chính tối thiểu để chi cho hoạt động thường xuyên tại trung tâm, sắc nhất ý thức thi hành pháp luật của người tổ chức hoạt động dạy thêm và học thêm tại trung tâm, văn bản cam kết của các cá nhân chịu trách nhiệm đảm bảo môi trường sư phạm và vệ sinh tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phải nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường được xác định như sau:
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm gồm nhiều chương trình đào tạo khác nhau tuy nhiên có chương trình cao nhất là chương trình Trung học phổ thông;
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện hoặc ủy quyền cho Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, tổ chức học thêm đối với trường hợp tổ chức học thêm, tổ chức dạy thêm thuộc nhiều chương trình đào tạo khác nhau tuy nhiên có chương trình cao nhất là chương trình Trung học cơ sở.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ đưa giấy hẹn trả kết quả. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ còn thiếu thì cần phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản nếu không đồng ý cấp giấy phép. Thời gian giải quyết thông thường là 20 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Cần phải lưu ý thêm về thời hạn của giấy phép tổ chức hoạt động học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa là 01 kể từ ngày ban hành, trước khi hết hạn nếu các bên có nhu cầu tiếp tục tổ chức hoạt động dạy thêm tại trung tâm thì cần phải thực hiện thủ tục gia hạn.
2. Điều kiện thành lập trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hoá:
Trung tâm học thêm, bồi dưỡng văn hóa là một tổ chức thực hiện hoạt động học thêm, dạy thêm ngoài nhà trường có thu phí, hướng tới mục tiêu bổ trợ kiến thức cho các học sinh, sinh viên. Theo quy định mới nhất tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, thì khi thành lập trung tâm học thêm bồi dưỡng văn hóa cần phải đáp ứng được một số điều kiện học thêm, dạy thêm ngoài nhà trường. Cụ thể bao gồm:
-
Tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
-
Công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa về các môn học được tổ chức dạy thêm, thời lượng dạy thêm đối với từng môn học khác nhau, địa điểm tổ chức, hình thức và thời gian tổ chức dạy thêm, danh sách người dạy thêm, mức thu tiền học thêm khi tuyển sinh…
Bên cạnh đó, người dạy thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa cần phải có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có đầy đủ năng lực chuyên môn phù hợp với môn học mà mình tham gia giảng dạy. Đối với giáo viên đang công tác, giảng dạy tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa thì cần phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo lên Hiệu trưởng nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức và thời gian tham gia dạy thêm.
Như vậy, trước khi thực hiện thủ tục thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường thì cần phải có nghĩa vụ đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục thành lập trung tâm học thêm bồi dưỡng văn hóa. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh trung tâm học thêm bồi dưỡng văn hóa cũng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên trong quá trình thành lập, cần phải lưu ý thêm một số vấn đề như:
-
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh;
-
Điều kiện về địa điểm đặt trụ sở chính;
-
Điều kiện về chủ thể thành lập trung tâm;
-
Điều kiện về người đại diện theo pháp luật;
-
Điều kiện về tên trung tâm dạy thêm;
-
Điều kiện về vốn pháp định và vốn điều lệ…
3. Không đăng kí kinh doanh khi dạy thêm bị phạt bao nhiêu tiền?
Trong trường hợp giáo viên không thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh khi dạy thêm ngoài nhà trường thì có thể bị xử phạt theo quy định như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi (Điều 62 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP):
-
Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
-
Không được quyền thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh tuy nhiên vẫn thành lập hộ kinh doanh trái phép;
-
Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp bắt buộc phải đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật;
-
Không đăng ký thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày có sự thay đổi.
Thứ hai, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp phải đăng ký thành lập công ty tuy nhiên không thực hiện nghĩa vụ đăng ký (Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP), cụ thể:
-
Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tuy nhiên không thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh;
-
Tiếp tục kinh doanh trong trường hợp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc trong trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh hoặc đình chỉ hoạt động hoặc chấm dứt kinh doanh.
Như vậy, trong trường hợp giáo viên thực hiện hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường tại các trung tâm theo hình thức hộ kinh doanh tuy nhiên không thực hiện hoạt động đăng ký thành lập thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đối với tổ chức thì mức phạt là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trong trường hợp giáo viên dạy thêm theo hình thức doanh nghiệp tư nhân không thực hiện nghĩa vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp thì mức phạt là từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
THAM KHẢO THÊM: