Trách nhiệm của tổ chuyên gia trong đấu thầu? Điều kiện thành viên ban quản lý dự án, tổ chuyên gia đấu thầu? Trường hợp nào phải thành lập tổ chuyên gia chấm thầu? Thành viên trong tổ chuyên gia có phải có chứng chỉ hành nghề?
Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Qua bài viết này, đội ngũ các Luật gia, Luật sư của Công ty Luật Dương Gia xin bình luận, làm rõ các quy định pháp luật về điều kiện làm thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định thầu trong đấu thầu mới nhất theo Luật Đấu thầu năm 2013.
- Thứ nhất, các quy định của pháp luật về trách nhiệm thành lập tổ chuyên gia và trách nhiệm của tổ chuyên gia, tổ thẩm định.
Theo quy định tại Luật đấu thầu năm 2013 thì Điều 75 có hướng dẫn trách nhiệm của bên mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án được quyết định thành lập tổ chuyên gia còn đối với lựa chọn nhà đầu tư cũng được tự quyết định thành lập tổ chuyên gia. Theo quy định tại Điều 76 của Luật đấu thầu năm 2013 hướng dẫn trách nhiệm của tổ chuyên gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải trung thực, khách quan, công bằng. Tổ chuyên gia, tổ thẩm định khi làm việc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng quy trình, đúng yêu cầu khi đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trách nhiệm của tổ chuyên gia, tổ thẩm định báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
- Thứ hai, điều kiện làm thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định thầu trong đấu thầu.
Theo quy định tại Điều 116 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện làm thành viên tổ chuyên gia.
– Thành viên là cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu là mẫu bản chứng chỉ được lập ra để chứng nhận về việc hành nghề hoạt động đấu thầu. Mẫu được ban hành theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT trừ cá nhân quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Luật sư
– Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành viên tham gia tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật như kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư… lĩnh vực tài chính, thương mại như kế toán trưởng, chuyên gia kinh tế… lĩnh vực hành chính, pháp lý như luật sư, cử nhân quản lý nhà nước… và các lĩnh vực có liên quan khác nếu có.
– Cá nhân không thuộc các trường hợp nêu trên thì khi tham gia vào làm việc tại tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, cá nhân phải tham gia khóa đào tạo về đấu thầu và trải qua kỳ thi sát hạch để được cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.
+ Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu ví dụ như gói thầu xây lắp phải có trình độ chuyên môn như từ cử nhân xây dựng trở lên có thể xem xét được trở thành thành viên của tổ chuyên gia.
+ Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu và có ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.
Một lưu ý là không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu khi chỉ cần tham gia ý kiến của chuyên gia chuyên ngành.
Theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành có hướng dẫn về các trường hợp cần phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu và các trường hợp không phải có cần chứng chỉ hành nghề.
– Các trường hợp cần phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu:
Cá nhân đang thuộc các tổ chức tư vấn đấu thầu hoặc hoạt động dưới tư cách độc lập cá nhân tư vấn đấu thầu hoặc thuộc ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc dự án khu vực theo pháp luật xây dựng hoặc đã thực hiện công tác quản lý dự án chuyên nghiệp, quản lý cùng lúc nhiều dự án. Cá nhân thuộc đơn vị được thành lập để chuyên trách thực hiện việc mua sắm tập trung hoặc có tính chất thường xuyên và liên tục khi tham gia trực tiếp vào các hoạt động:
+ Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
+ Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
– Các trường hợp không phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu:
Người thực hiện từng dự án cụ thể và ban quản lý dự án này sẽ giải thể sau khi kết thúc. Người thuộc các cơ quan nhà nước, và các loại tổ chức xã hội là pháp nhân phi thương mại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập tham gia vào các công việc. Các cá nhân hoạt động đấu thầu các công việc thực hiện việc mua sắm tập trung hoặc có tính chất thường xuyên và liên tục ở trên. Ngoài điều kiện nêu trên còn phải có thêm chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản.
Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu quy định việc lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả đánh giá hồ sơ,… được ban hành ngày 27/11/2015. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT quy định về điều kiện làm thành viên tổ thẩm định. Các yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn các yêu cầu để trở thành thành viên tham gia tổ chuyên gia.
– Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu là mẫu bản chứng chỉ được lập ra để chứng nhận về việc hành nghề hoạt động đấu thầu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT.
– Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu.
– Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công nhiệm vụ, chức năng. Trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng kinh tế – xã hội khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm kinh nghiệm công tác.
– Đối với các gói thầu quốc tế thì phải có trình độ ngoại ngữ được thể hiện qua các văn bằng ngoại ngữ chuyên môn, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được công nhận ở Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ theo khung tham chiếu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, hiện nay tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ thông dụng nhất trong các gói thầu quốc tế.
– Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành đính kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT. Trong đó thành viên cá nhân cam kết chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 78
1. Trách nhiệm của tổ chuyên gia trong đấu thầu
Trách nhiệm của tổ chuyên gia trong đấu thầu được quy định tại Điều 76 Luật đấu thầu 2013 như sau:
Điều 76. Trách nhiệm của tổ chuyên gia
1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.
3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
5. Bảo lưu ý kiến của mình.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
2. Điều kiện thành viên ban quản lý dự án, tổ chuyên gia đấu thầu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Công ty mình có làm một dự án xây dựng nhà máy mới trong đó có gói thầu xây dựng nhà xưởng mà ban quản lý dự án chỉ có 01 người là kỹ sư xây dựng thì nằm bên tổ thẩm định thầu còn bên tổ chuyên gia chấm thầu thì mọi người đều có chứng chỉ đấu thầu nhưng chuyên môn về xây dựng thì không có ai như vậy có đúng luật không ạ ? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 64 Nghị định 59/2015/NĐ-CP xác định năng lực ban quản lý dự án như sau:
1. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
a) Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
b) Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;
c) Có ít nhất 20 (hai mươi) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án chuyên ngành.
2. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
b) Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp quy mô dự án, cấp công trình và với công việc đảm nhận;
c) Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án chuyên ngành.
3. Ban quản lý dự án một dự án:
a) Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
b) Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận;
c) Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án được giao quản lý
Giám đốc ban quản lý dự án theo khoản 2 Điều 54 Nghị định 59/2015/NĐ-CP phải đảm bảo điều kiện sau đây:
2. Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm A hoặc 2 (hai) dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng I;
b) Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã là Giám đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng II;
c) Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng III.
Theo thông tin bạn đưa ra thì ban quản lý dự án là ban quản lý một dự án. Nếu ban quản lý một dự án chỉ có một người có năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà không có giám đốc và ít nhất 10 người đảm bảo năng lực trong lĩnh vực hoạt động thì ban quản lý dự án của công ty ban không đủ điều kiện là ban quản lý dự án một dự án.
Căn cứ Điều 116 Nghị định 63/2014/NĐ-CP xác định điều kiện tổ chuyển gia đấu thầu như sau:
1. Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, trừ cá nhân quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 116 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
2. Tùytheo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan.
3. Cá nhân không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu 2013, khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;
b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
c) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;
d) Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.
4. Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.
Như thế, cá nhân không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu
– Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;
– Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
– Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;
– Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.
Cá nhân không thuộc trường hợp trên:
– Có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;
– Chứng chỉ khác trong từng lĩnh vực;
Như vậy, trong trường hợp này, nếu công ty bạn mà tổ chuyên gia chỉ có chứng chỉ đấu thầu mà không có chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng thì không đảm bảo điều kiện thành viên của tổ chuyên gia
3. Trường hợp nào phải thành lập tổ chuyên gia chấm thầu?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi chuyên gia: Tôi có 01 gói thầu dịch vụ tư vấn 250 triệu đồng (áp dụng hình thức chỉ định thầu). Xin hỏi chuyên gia với gói thầu này có cần thành lập tổ chuyên gia chấm thầu không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định Hạn mức chỉ định thầu như sau:
“Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.”
Khoản 2 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định quy trình chỉ định thầu rút gọn như sau:
“2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.”
Theo như bạn trình bày, đơn vị bạn có gói thầu dịch vụ tư vấn 250 triệu đồng, như vậy đơn vị bạn sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Điều 76 Luật đấu thầu 2013 quy định Trách nhiệm của tổ chuyên gia như sau:
“1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.
3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
5. Bảo lưu ý kiến của mình.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.”
Theo quy định tại Khoản 43 Điều 4 Luật đấu thầu 2013: “43. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư” do đóđối với gói thầu của đơn vị bạn vẫn phải có tổ chuyên gia chấm thầu.
4. Thành viên trong tổ chuyên gia có phải có chứng chỉ hành nghề?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Công ty Luật Dương Gia! Tại Khoản 7 Điều 35
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 35 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Bộ KH-ĐT quy định: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả mời sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đơn vị mua sắm tập trung phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT quy định thành viên tham gia thẩm định đấu thầu phải đảm bảo những yêu cầu sau:
– Thành viên tham gia tổ thẩm định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
+ Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;
+ Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;
+ Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
– Cá nhân không được tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Cá nhân không được tham gia thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Như vậy, nếu có một tổ chuyên gia tham gia thẩm định thầu thì những người tham gia trong tổ thẩm định phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.