Văn phòng dịch thuật (Translation office) là gì? Văn phòng dịch thuật tiếng Anh là gì? Điều kiện thành lập văn phòng dịch thuật? Thủ tục thành lập văn phòng dịch thuật?
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, việc giao lưu với các nước khác nhau trên thế giới là một điều tất yếu. Mặc khác, mỗi quốc gia đều có một tiếng nói, ngôn ngữ riêng, mà mỗi người trong quá trình giao lưu đều có nhiều loại văn bản giấy tờ. Do vậy, để các bên hiểu nhau thì cần phải có những bản dịch, việc dịch một ngôn ngữ sang một ngôn ngữ này cần có sự chuyên nghiệp, chính xác. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về văn phòng dịch thuật
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 23/2015/NĐ- CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch;
– Nghị định số 01/2021/NĐ- CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư số 01/2020/TT- BTP ngày 03 tháng 03 năm 2020 của Bộ Tư pháp Quy định chi tết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ- CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch.
Mục lục bài viết
1. Văn phòng dịch thuật là gì?
Dịch thuật là hoạt động chuyển đổi ngôn ngữ từ một văn bản nguồn sang một văn bản mới bằng một ngôn ngữ khác. Từ đó có thể hiểu văn phòng dịch thuật là văn phòng thực hiện nghiệp vụ dịch thuật chuyên nghiệp, chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Văn phòng dịch thuật tiếng Anh là gì?
Văn phòng dịch thuật tiếng Anh là “Translation office”.
3. Điều kiện để thành lập văn phòng dịch thuật
Ngành kinh doanh dịch vụ dịch thuật là ngành kinh doanh không có điều kiện vì không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư năm 2020, phụ lục IV. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của người dịch, cộng tác viên dịch thuật.
Tại Nghị định số 23/2015/NĐ- CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch, cộng tác viên dịch thuật như sau:
“Điều 27. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật
1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.
2. Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.
3. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký
Còn tại Thông tư số 01/2020/TT- BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết hơn về điều kiện, tiêu chuẩn của người dịch, cộng tác viên dịch thuật, theo đó
– Người dịch phải có trình độ cử nhân (đại học) ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Trường hợp có bằng đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch thì người dịch cần xuất trình thêm bảng điểm hoặc giấy tờ để chứng minh ngôn ngữ học của mình.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có trình độ thạc sỹ Luật quốc tế tại Trung Quốc, chương trình học bằng tiếng Trung Quốc, nên ông A có đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn B là cử nhân kinh tế tại Nhật Bản nhưng chương trình học bằng tiếng Anh, nên ông B đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Anh.
“Điều 17. Chứng thực chữ ký người dịch không phải là cộng tác viên của Phòng Tư pháp
1. Người dịch ngôn ngữ không phổ biến và cũng không có bằng cử nhân ngoại ngữ, tốt nghiệp đại học theo quy định tại khoản 2 Điều 27
2. Phòng Tư pháp chỉ chứng thực chữ ký người dịch không phải là cộng tác viên của Phòng Tư pháp khi người đó tự dịch giấy tờ, văn bản của mình.
Trường hợp dịch giấy tờ, văn bản cho người khác, kể cả người thân thích trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc dịch có thù lao theo thỏa thuận với cá nhân, tổ chức thì phải do người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp thực hiện.”
4. Thủ tục thành lập văn phòng dịch thuật
Để thành lập văn phòng dịch thuật, thì trước tiên người muốn thành lập phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020, có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,…
Mỗi loại hình doanh nghiệp thì có hồ sơ đề nghị khác nhau. Nhưng hồ sơ cần phải có những văn bản chính:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập văn phòng dịch thuật.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật và các thành viên/ cổ đông sáng lập.
Nội dung của đơn đề nghị đăng ký thành lập văn phòng dịch thuật cần phải có nội dung theo Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020:
-Tên doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
– Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
– Thông tin đăng ký thuế;
– Số lượng lao động dự kiến;
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài. ( Điều 10 Nghị định số 01/2021/NĐ- CP_
Tên của doanh nghiệp phải tuân theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2020
-Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập văn phòng dịch thuật phải tuân theo quy định tại Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm 2020
“1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
4. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.”
Hiện nay, cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền gồm
– Cơ quan đăng ký kinh doanh Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
– Cơ quan đăng ký kinh doanh ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).