Điều kiện kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Để được phép kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải đáp ứng những điều kiện nào?
Điều kiện kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Để được phép kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải đáp ứng những điều kiện nào?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 85, Luật Đường sắt Việt Nam 2005:
Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt là hoạt động đầu tư, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt để bán, khoán, cho thuê hoặc thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, cung ứng dịch vụ phục vụ giao thông vận tải đường sắt và các dịch vụ khác trên cơ sở khai thác năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt do doanh nghiệp quản lý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9, Nghị định 14/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đường sắt, Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:
1, Kinh doanh đường sắt là kinh doanh có điều kiện;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) kinh doanh đường sắt phải có đủ các điều kiện chung sau đây:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
+ Có đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh;
+ Có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
2. Có chứng chỉ an toàn theo quy định tại Điều 75 của Luật Đường sắt;
Xem thêm: Lắp thêm đèn vào hai bên hông xe ô tô có bị xử phạt không?
– Để được tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt cấp.
– Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt được cấp chứng chỉ an toàn phải có điều kiện sau đây:
+ Nhân viên quản lý, điều hành và phục vụ hoạt động giao thông vận tải đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải được đào tạo phù hợp với các chức danh, cấp bậc kỹ thuật;
+ Phương tiện giao thông đường sắt của doanh nghiệp
+ Kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm an toàn, phù hợp với cấp kỹ thuật của đường sắt đã được doanh nghiệp công bố trong công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và các thông tin liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
– Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể điều kiện, nội dung, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn và loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn.
Tại Điều 6, Thông tư 30/2014/TT-BGTVT quy định cụ thể về Điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
1. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật
Xem thêm: Cấp giấy phép công trình bảo vệ đường sắt
a) Kết cấu hạ tầng đường sắt phải được duy trì phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bảo đảm chạy tàu an toàn, đúng công lệnh tốc độ và công lệnh tải trọng theo quy định;
b) Các phương tiện chuyên dùng đường sắt phục vụ công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
2. Về nhân lực
a) Có ít nhất 01 cán bộ phụ trách công tác an toàn, có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải bảo đảm tiêu chuẩn và phải được huấn luyện nghiệp vụ an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Về tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
Xem thêm: Gắn đèn trợ sáng thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
a) Công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc doanh nghiệp;
b) Có phương án bố trí nhân lực thực hiện công tác tuần đường, tuần cầu, tuần hầm, gác cầu chung, gác hầm, gác đường ngang và bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt bảo đảm yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc điểm của kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp;
c) Có phương án tổ chức, quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
d) Có quy trình quản lý hồ sơ kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc doanh nghiệp;
đ) Có phương án ứng phó sự cố thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và phương án tổ chức thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố trên kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
3. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm về khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.
Kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư giao cho doanh nghiệp kinh doanh thông qua đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch. Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt của Nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân khác để hoạt động kinh doanh phải trả tiền thuê hoặc phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.
Đối với kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư thì phí, giá thuê sử dụng tuân theo quy định tại Thông tư 21/2008/TT-BTC hướng dẫn phương thức và mức thu phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư do Bộ Tài chính ban hành.
Đối với kết cấu hạ tầng đường sắt không do Nhà nước đầu tư thì phí, giá thuê sử dụng do chủ đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt quyết định.