Mạng xã hội có lẽ đã trở thành khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều người trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, mạng xã hội được xem là nền tảng trực tuyến - nơi mọi người có thể xây dựng những mối quan hệ ảo. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện kinh doanh dịch vụ mạng xã hội được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ mạng xã hội mới nhất:
Mạng xã hội hay còn được gọi là “Social network”, là một hệ thống thông tin cung cấp nhiều dịch vụ cho người tiêu dùng, có khả năng tìm kiếm và chia sẻ thông tin hữu ích, giúp cho người dùng có thể trao đổi thông tin một cách thuận tiện. Tuy nhiên kinh doanh dịch vụ mạng xã hội là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng), thì điều kiện kinh doanh dịch vụ mạng xã hội bao gồm một số vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, có chức năng và nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ mạng xã hội, đã thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngành nghề kinh doanh và nội dung kinh doanh cần phải được cập nhật đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, phải có nhân sự đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể, để kinh doanh dịch vụ mạng xã hội thì nhân sự phải đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Đối với nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin: Cần phải có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin, nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin phải là người có quốc tịch Việt Nam hoặc là cá nhân nước ngoài có thẻ tạm trú còn thời hạn tại Việt Nam (ít nhất là còn thời hạn 06 tháng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tỉnh tại thời điểm nộp hồ sơ); đồng thời cần phải có bộ phận quản lý nội dung thông tin dịch vụ mạng xã hội;
+ Đối với bộ phận kĩ thuật: Cần phải có ít nhất 01 nhân sự quản lý nội dung thông tin mạng xã hội và cần phải có ít nhất 01 nhân sự quản lý kĩ thuật.
Thứ ba, đã thực hiện thủ tục đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang mạng xã hội và đồng thời tên miền cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện như sau:
+ Dãy ký tự tạo nên tên miền không giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí (trong trường hợp doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí);
+ Trang mạng xã hội phải sử dụng ít nhất một tên miền với kí tự “.vn” và lưu giữ đầy đủ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP;
+ Trang thông tin điện tử tổng hợp và trang mạng xã hội của các doanh nghiệp không được phép sử dụng cùng tên miền có dãy ký tự giống nhau, trong đó bao gồm cả tên miền thứ cấp;
+ Tên miền trong quá trình thiết lập trang mạng xã hội cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài nguyên internet (hiện nay đang được quy định cụ thể tại Mục 2 ban hành kèm theo
Thứ tư, cần phải đáp ứng điều kiện về kĩ thuật. Cụ thể như sau:
+ Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật bắt buộc phải có khả năng lưu trữ tối thiểu trong khoảng thời gian 02 năm đối với nhiều nội dung khác nhau, trong đó bao gồm: Các thông tin về tài khoản, thông tin về thời gian đăng nhập, thông tin về thời gian đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng, nhật ký xử lý thông tin đã được đăng tải công khai;
+ Tiếp nhận thông tin vi phạm, xử lý hành vi vi phạm, cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng trang mạng xã hội;
+ Phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn hành vi truy cập bất hợp pháp, hoặc các hình thức tấn công trên môi trường mạng internet, đồng thời cần phải tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin trên mạng internet;
+ Có phương án dự phòng đảm bảo khả năng duy trì hoạt động an toàn và liên tục của trang mạng xã hội, khắc phục khi có sự cố xảy ra trên thực tế, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
+ Cần phải đảm bảo ít nhất 01 hệ thống máy chủ được đặt trên lãnh thổ của nước Việt Nam, cho phép có thể thanh tra kiểm tra vào bất kỳ thời điểm nào, có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin trên toàn bộ các trang mạng xã hội;
+ Thực hiện thủ tục đăng ký và lưu giữ thông tin cá nhân của các thành viên, trong đó bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ tùy thân, nơi cấp giấy tờ tùy thân, ngày cấp giấy tờ tùy thân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử. Trong trường hợp người sử dụng internet được xác định dưới độ tuổi 14 và đồng thời chưa có các loại giấy tờ tùy thân thì người giám hộ sẽ đăng ký thông tin cá nhân và đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình đăng ký đó;
+ Thực hiện thủ tục xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi trực tiếp đến số điện thoại hoặc tin nhắn gửi đến hộp thư điện tử khi đăng ký dịch vụ hoặc thay đổi thông tin cá nhân;
+ Ngăn chặn hoặc loại bỏ các vi phạm quy định cụ thể tại thực hiện thủ tục xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi trực tiếp đến số điện thoại hoặc tin nhắn gửi đến hộp thư điện tử khi đăng ký dịch vụ;
+ Ngăn chặn hoặc loại bỏ các vi phạm quy định cụ thể tại Điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thiết lập cơ chế cảnh báo cho các thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm quy định của pháp luật (hay còn được gọi là bộ lọc vi phạm).
Thứ năm, cần phải có các biện pháp phù hợp đảm bảo an ninh an toàn thông tin và quản lý thông tin. Bao gồm:
+ Cần phải thiết lập cơ chế thỏa thuận, có khả năng cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo tính hợp pháp của nguồn tin được đăng tải trên các trang chủ mạng xã hội;
+ Đảm bảo người sử dụng trang mạng xã hội cần phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến;
+ Có cơ chế phối hợp để loại bỏ các nội dung vi phạm quy định cụ thể tại Điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất sau khoảng thời gian 3 giờ được tính kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
+ Có đầy đủ biện pháp bảo vệ bí mật đời tư cá nhân của người sử dụng mạng xã hội, đồng thời đảm bảo quyền quyết định của người sử dụng mạng xã hội trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình.
2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP, có quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Theo đó, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có các quyền và nghĩa vụ như sau:
-
Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có quyền sử dụng các dịch vụ của mạng xã hội, ngoại trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật;
-
Có quyền được bảo vệ bí mật đời tư cá nhân và các thông tin riêng tư theo quy định của pháp luật;
-
Tuân thủ đầy đủ quy chế quản lý và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
-
Có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình cung cấp, đăng tải trên các trang thông tin mạng xã hội hoặc phát tán thông tin thông qua các đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
3. Phân loại trang thông tin điện tử như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP, có quy định về vấn đề phân loại trang thông tin điện tử. Theo đó, trang thông tin điện tử được phân loại như sau:
-
Báo điện tử hoạt động dưới hình thức trang thông tin điện tử;
-
Trang thông tin điện tử tổng hợp. Đây là loại hình trang thông tin điện tử được các cơ quan và doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở dữ liệu nguyên văn và nguồn tin chính thức, đồng thời nêu rõ tên tác giả và tên cơ quan của nguồn tin chính thức đó, đăng tải đầy đủ thời gian đăng thông tin và phát thông tin;
-
Trang thông tin điện tử nội bộ. Đây là hình thức trang thông tin điện tử của các cơ quan và doanh nghiệp cung cấp thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, sản phẩm và dịch vụ, ngành nghề kinh doanh và các thông tin khác phục vụ cho hoạt động chính của cơ quan, doanh nghiệp đó, đồng thời không cung cấp thông tin tổng hợp (vì đây là nội dung công bố của trang thông tin điện tử tổng hợp);
-
Trang thông tin điện tử cá nhân. Đây là trang thông tin điện tử do các cá nhân thiết lập hoặc cũng có thể được thiết lập thông qua quá trình sử dụng dịch vụ mạng xã hội, được tạo lập để cung cấp thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho các tổ chức hoặc đại diện cho các cá nhân khác, đồng thời không cung cấp các thông tin tổng hợp;
-
Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành. Đây là hình thức trang thông tin điện tử của cơ quan và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, thương mại và ngân hàng, văn hóa, tài chính và y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác, đồng thời không cung cấp thông tin tổng hợp.
THAM KHẢO THÊM: