Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Các điều kiện để kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm: Đại diện cho tổ chức,cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp; Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Điều kiện để kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 với 3 điều kiện cơ bản để một tổ chức được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
Thứ nhất, tổ chức này phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Quy định như vậy nhằm mục đích đảm bảo tính chuyên môn, mang lại những lợi ích nhất định cho những khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ này. Bởi vì, hoạt động kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mang tính chuyên môn khá cao, đòi hỏi người thực hiện dịch vụ phải được đào tạo, có những hiểu biết nhất định về vấn đề sở hữu công nghiệp thì mới thực hiện được đúng và mang lại hiệu quả cao tốt nhất cho phía khách hàng. Mặt khác, khi pháp luật không quy định những tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không cần phải có điều kiện này và nếu như một tổ chức không có những hiểu biết về lĩnh vực này, giả sử như đơn giản vì thấy hoạt động này mang lại lợi nhuận cho mình nên làm, thì làm sao có đủ trình độ, hiểu biết để thực hiện được đúng, đủ và không vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động.
>>> Luật sư
Thứ hai, tổ chức này phải có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Thực tế, quy định như vậy là nhằm mục đích tạo thuận lợi hơn trong việc quản lí hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp của Nhà nước, tránh các trường hợp không đủ trình độ, chuyên môn thực hiện các hoạt động ngoài lĩnh vực của mình dẫn đến những hậu quả, thiệt hại cho người khác; cũng như nhằm tránh các tranh chấp không đáng có xảy ra. Bởi khi một tổ chức nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng đã phải kiểm tra, xem xét mới thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Thứ ba, người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, bao gồm:
- Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
- Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.