Điều kiện kinh doanh môi giới việc làm. Khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh dịch vụ này phải tuân theo pháp luật về điều kiện, thủ tục.
Điều kiện kinh doanh môi giới việc làm. Khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh dịch vụ này phải tuân theo pháp luật về điều kiện, thủ tục.
Việc làm hiện nay là một vấn đề nan giải của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dân số thế giới không ngừng tăng lên, kéo theo nhu cầu việc làm cũng tăng lên mạnh mẽ. Số người thất nghiệp, mất việc làm tăng cao, đồng thời với nó là vô số vấn đề khác phát sinh khi con người không giải quyết được vấn đề việc làm. Đề tạo ra việc làm, một số doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động đó chính là kinh doanh dịch vụ việc làm. Khi đó, nhà nước có các chế tài vào cuộc đề điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ việc làm.
Vấn đề việc làm được quy định tại Bộ Luật lao động 2012:
Điều 14. Tổ chức dịch vụ việc làm
1. Tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định của
3. Tổ chức dịch vụ việc làm được thu phí, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về phí, pháp luật về thuế.
Khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh dịch vụ này phải tuân theo pháp luật về điều kiện, thủ tục cụ thể:
Thứ nhất, phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) cấp cho doanh nghiệp;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, điều kiện cấp giấy phép: doanh nghiệp có trụ sở, chi nhánh ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên; có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng; và có thực hiện ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ.
Thứ ba, khi doanh nghiệp được cấp giấy phép, thì trong một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp phải thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tài khoản, tên giám đốc, số điện thoại.
– Trước 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
– Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, người đứng đầu doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về địa điểm mới kèm giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của địa điểm mới trong thời hạn 15 ngày, trước ngày thực hiện việc chuyển địa điểm.
Thứ tư, doanh nghiệp có quyền gia hạn giấy phép trong khoảng thời gian 30 ngày trước ngày giấy phép hiện hành hết hiệu lực, thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép.
Thứ năm, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép được quy định trong Điều 16 Nghị định 52/2014/NĐ-CP đó là ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở.