Anh Động gây thương tích cho con tôi, vết thương bên ngoài không nặng nhưng tôi và gia đình bức xúc vì thái độ hung hăng và ức hiếp người khác của anh ta. Tôi có thể truy tố trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý luật sư, Tôi (con trai người bị hại) hiện đang có một vấn đề thắc mắc kính mong quý luật sư tư vấn giúp. Diễn biến chi tiết và nội dung vụ việc tôi đã trình bày trong tệp đính kèm này. Theo đó tôi xin có 2 vấn đề cần giải đáp giúp như sau:
– Tôi có thể truy tố trách nhiệm hình sự đối với anh Động như trong đơn tôi đã nêu hay không? thực sự ra thì vết thương mà anh ta gây ra cũng chỉ là bên ngoài không nặng và tổn hại sức khoẻ nhiều nhưng hiện tại tôi và gia đình rất bức xúc vì thái độ hung hăng và ức hiếp người khác nhiều lần của anh ta.
– Trong trường hợp nếu phía công an huyện (hoặc xã) phán xét yêu cầu chỉ hoà giải không truy tố thì tôi có thể nhờ phía luật sự đứng ra bảo vệ giúp tôi trọng vụ án này và nếu có thì mức chi phí phải trả là khoảng bao nhiêu ? Mong sớm nhận được phúc đáp từ phía quý luật sư.Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại:
“1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như chị đã trình bày hành vi của anh Động đã gây thương tích cho con trai của chị. Căn cứ khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi bổ sung 2009):
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Như vậy nếu vết thương mà anh Động gây ra cho con trai chị không nặng và tổn hại sức khỏe không nhiều mà anh Động có một trong các hành vi quy định tại điểm a) đến điểm k) khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) thì chị hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án theo quy định
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài