Vụ án hành chính là tranh chấp phát sinh do tổ chức, cá nhân , ... Một vụ án hành chính cần có những điều kiện để khởi kiện. Vậy khởi kiện vụ án hành chính là gì? Điều kiện và quyền khởi kiện vụ án hành chính như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khởi kiện vụ án hành chính là gì?
Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính chính thức yêu cầu
2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính:
Chủ thể khởi kiện
Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
Đối tượng khởi kiện
-Quyết định hành chính
-Hành vi hành chính
-Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
Các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải là các quyết định hành chính cá biệt.
Thẩm quyền
Về thẩm quyền có thể xét trên hai phương diện:
– Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án theo loại việc:
-Thẩm quyền của các cấp toà án.
Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện vụ án Hành chính
-01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
– 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
– Từ ngày nhận được
3. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính:
Tóm tắt câu hỏi:
Sau khi
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai thì tranh chấp quyền sử đất mà đất dó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất là một trường hợp tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của
Nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được bản án, quyết định của Tòa án xác định được quy định cụ thể tại Điều 49 Luật Đất đai; các điều 41, 42 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 24-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
4. Khởi kiện yêu cầu cấp có thẩm quyền bồi thường thiệt hại:
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi nằm trên quốc lộ 27B ở xã Đạ K’ Nàng- Đam Rông- Lâm Đồng. Con đường này đang được thi công nâng cấp. Hiện chính quyền đang làm mương và phá đi một hàng cà phê khoảng 90 cây đang thời kì kinh doanh dọc theo mương mà không nói gì với nhà tôi. Sau khi làm mương xong thì nước không chảy ra cống cách đó 7m mà tập trung nước đổ về nhà và vườn của tôi. Vậy xin hỏi Luật sư hành vi của cấp có thẩm quyền là đúng hay sai? Tôi có được đền bù hàng cà phê và phải kiến nghị đi đâu?
Luật sư tư vấn:
Việc cơ quan nhà nước phá đi một hàng cà phê mà không thông báo cho gia đình bạn là không đúng với quy định của pháp luật. Nếu cơ quan nhà nước muốn thu hồi mảnh đất trồng hàng cà phê đó và phá đi để sử dụng vào mục đích nhà nước cho phép, thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 69 Luật Đất đai năm 2013 về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Khi không đồng ý với hành vi hành chính của cơ quan nhà nước bạn có thể trực tiếp khiếu nại đến cơ quan đã có hành vi hành chính đó theo
Trình tự, thủ tục khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại như sau: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”
Người khiếu nại có thể khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trình tự, thủ tục khởi kiện hành chính được quy định tại Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính là:
– Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
– Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung theo Điều 105 Luật tố tụng hành chính (theo mẫu);
– Cam kết của người khởi kiện không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
– Bản sao quyết định hành chính, quyết định luật buộc thôi việc, quyết định, giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao các quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có)…;
– Cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ xét kỷ luật mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, hoặc thực hiện hành vi hành chính,…
–
– Bản sao hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân (có chứng chực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
– Bản thống kê danh mục các tài liệu (ghi rõ bản chính, bản sao).
Thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
5. Quyền khởi kiện vụ án hành chính:
Người khởi kiện phải có năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính:
– Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.
– Trường hợp đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
d. Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
e. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
Quyền khởi kiện vụ án hành chính
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
– Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
– Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.
– Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật.
– Nếu người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ ngày 01/6/2006 đến ngày 01/7/2011, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại